Bán dâm đồng tính rồi quay clip, tống tiền khách mua dâm
Tệ nạn mại dâm nam, đồng tính trong mấy năm gần đây đang đi theo chiều hướng phức tạp. Ngày 10-2, Cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình (Hà Nội tạm giữ hình sự Nguyễn Ngọc Phú (28 tuổi, trú tại Nghệ An) để điều tra để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của Phú.
Mục lục
Để có tiền tiêu xài nam thanh niên hành nghề bán dâm đồng tính nam
Theo tài liệu điều tra, đầu tháng 11-2020, Phú thoả thuận mua bán dâm với anh P. với giá một triệu đồng/lượt. Tuy nhiên, khi quan hệ xong, Phú quay lén hình ảnh của hai người rồi đe doạ sẽ gửi đoạn video cho người thân anh P. nếu không chuyển 300 triệu đồng cho Phú.
Lo sợ bị phát tán hình ảnh nhạy cảm, anh P. thương lượng chuyển cho Phú số tiền năm triệu đồng. Sử dụng thủ đoạn tương tự, Phú đã thực hiện hai vụ cưỡng đoạt khác với tổng số tiền 105 triệu đồng. Trước đó, Phú từng có một tiền án về tội cưỡng đoạt tài sản.
Hình phạt của Tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 – 10 năm:
- Nhân thân bí ẩn của khách mua dâm trong vụ án môi giới mại dâm 10 năm trước
- Vụ việc bẫy khách mua dâm bằng lỗ thủng ở đầu giường vẫn chưa được tuyên án
- Nuôi gái mại dâm dưới hầm nhà trọ tại Phú Yên
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- Phạm tội có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiểm đoạt tài sản thì người phạm tội bị phạt tù từ 07 – 15 năm.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, hình phạt bổ sung được áp dụng với Tội cưỡng đoạt tài sản là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cần lưu ý rằng đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội cưỡng đoạt tài sản áp dụng khung hình phạt từ 03 – 10 năm trở lên (căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự).
Đối với người dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trong đó, hành vi cưỡng đoạt tài sản được xếp vào các hành vi dùng thủ đoạn để buộc người khác đưa tiền, tài sản. Theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt hành chính cho hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản là phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.
Như vậy, người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng.
Như vậy người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị truy cứu hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm, người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng. Hành vi của Nguyễn Ngọc Phú rất đáng lên án, cần bị xử lý nghiêm minh.