Cảnh giác với tội phạm môi trường mạng khi trẻ truy cập Internet
Các vụ xâm hại tình dục đối với trẻ em bắt nguồn từ môi trường mạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, dịch COVID-19 khiến trẻ gắn chặt máy tính và mạng internet. Đây cũng là cơ hội để tội phạm môi trường mạng tăng cao, nạn nhân đa số là các em học sinh tuổi còn nhỏ, chưa có đủ kiến thức và kỹ năng bảo vệ mình.
Mục lục
Trẻ vào trang thông tin xấu
Hiện nay trên mạng có rất nhiều trang chứa đựng thông tin xấu. Đây là các trang với nội dung liên quan đến tình dục, bạo lực. Điều này làm gia tăng tỉ lệ trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị vướng vào các tệ nạn xã hội, là nạn nhân của bạo hành, lợi dụng…
Theo số liệu thống kê từ Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) trong thời gian dịch COVID-19 vừa qua, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em với đầu số điện thoại 111 tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi của phụ huynh phản ánh về việc gia đình cảm thấy lo lắng, lúng túng khi phát hiện ra con mình có truy cập vào những trang thông tin xấu, độc hại trong quá trình sử dụng máy tính để học trực tuyến tại nhà.
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Thủ Đoạn Tinh Vi Làm Giả Giấy Tờ Chiếm Đoạt Tiền Ngân Hàng
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Yêu khi chỉ mới 14 tuổi, thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu sát hại
Theo một lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng chống tôi phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) mỗi năm cơ quan này tiếp nhận khoảng hơn 1.500 vụ việc liên quan đến trẻ em, tuy nhiên trong đó số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn.
Gia đình và nhà trường cần chung tay bảo vệ trẻ
Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), trên thế giới hiện có hơn 2,2 tỉ người dưới 18 tuổi đang truy cập Internet hàng ngày. Bình quân cứ ba người truy cập Internet, có một trẻ em. Kết quả thăm dò ý kiến trẻ em và thanh thiếu niên của UNICEF tại Việt Nam cho thấy có đến 1/5 số trẻ dược hỏi cho biết mình đã từng là nạn nhân của de doạ trực tuyến trên mạng internet.
Còn theo một thống kê chưa đầy đủ của phòng CSHS Công an TP.Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay trên địa bàn thủ đô đã xảy ra hàng chục vụ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Cơ quan công an đã khẩn trương điều tra, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền cảnh báo cho các bậc phụ huynh, tại các trường học song diễn biến của tình trạng này vẫn rất phức tạp.
Do đó, nhà trường và gia đình cần có sự phối hơp trong việc giám sát, bảo vệ khi trẻ dùng mạng internet. Đặc biệt, cần có các “tường lửa”, chủ động bảo vệ trẻ khỏi bị lôi kéo bởi các trang web chứa nội dung xấu, nội dung đồi trụy.