Một số quy định cơ bản của Luật Khiếu nại hiện hành
Khiếu nại là quyền hợp pháp của công dân. Luật Khiếu nại bao gồm các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể có quyền. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính, chúng tôi sẽ cung cấp một số quy định pháp lý hiện hành về vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Khiếu nại là gì? Có bao nhiêu hình thức khiếu nại?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Có hai hình thức khiếu nại mà bạn có thể thực hiện:
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Đề xuất của Bộ Công an: Tịch thu xe máy với hành vi lái xe nguy hiểm
- Yêu khi chỉ mới 14 tuổi, thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu sát hại
- Hai Cực Công An “Biến Chất” Hợp Tác Cùng Bà Trùm Buôn Ma Tuý
- Khiếu nại bằng đơn khiếu nại: Nội dung đơn khiếu nại phải thể hiện rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
- Khiếu nại trực tiếp: người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản và vẫn đảm bảo các nội dung chính của khiếu nại.
Trình tự khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại
Trình tự thông thường của thủ tục khiếu nại được thực hiện và xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Những khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết?
Không phải bất kỳ khiếu nại nào về quyết định hành chính, hành vi hành chính cũng sẽ được thụ lý giải quyết. Trước khi tiến hành thủ tục khiếu nại, bạn phải xác định xem liệu khiếu nại của mình có đang thuộc các trường hợp không được thụ lý theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 hay không. Cụ thể bao gồm các trường hợp:
“1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.”
Hoạt động khiếu nại là hoạt động đặc biệt thường gắn liền với thủ tục tố tụng hành chính. Vì vậy, để có thể thực hiện khiếu nại của mình hiệu quả nhất, ngoài việc nắm rõ các quy định về Luật Khiếu nại hiện hành, bạn còn cần tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý tố tụng hành chính liên quan tại những bài viết của chúng tôi ngay tại trang https://luatsuquocte.com.