26 đối tượng nhập cảnh trái phép vào Lạng Sơn
Việc nhập cảnh trái phép từ lâu đã trở thành một vấn nạn được quan tâm hàng đầu, bởi lẽ, nó xâm phạm đến an ninh và trật tự xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát hiện nay, hành vi nhập cảnh trái phép càng đáng quan ngại. Tuy thời gian gần đây báo đài thông tin rộng rãi việc này, chính quyền cũng kiểm soát gắt gao nhưng Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện 26 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở.
Mục lục
26 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam.
3h30 ngày 29/1/2021, tại khu vực mốc 1193, thuộc thôn Tân Cương, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, tổ công tác Đồn Biên phòng Ba Sơn phát hiện 26 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Số công dân này có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Điện Biên, Tuyên Quang và Bình Thuận. Số công dân này khai nhận, trước đây đã sang Trung Quốc lao động làm thuê, nay dịp cuối năm trở về quê ăn Tết.
- Bắt giữ 6 người nhập cảnh trái phép ở Lạng Sơn
- Phân biệt pháo hoa pháo nổ tránh vi phạm quy định pháp luật
- Chống người thi hành công vụ khi bị CSGT phát hiện chở hàng hóa vượt quá tải trọng 53%
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
Đồn Biên phòng Ba Sơn đã hoàn tất các thủ tục, bàn giao số công dân trên cho lực lượng chức năng đưa đi cách ly theo quy định.
Xử lý hành vi nhập cảnh trái phép
Hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sẽ được xử lý theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội ngày 12/11/2013 do Chính phủ ban hành (Nghị định 167/2013/NĐ-CP) và Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi nhập cảnh trái phép và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với phương thức xử phạt hành chính, Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục nhập cảnh được hiểu là những người vào Việt Nam mà không đi qua các cửa khẩu, không làm các thủ tục cần thiết để được vào Việt Nam, có thể họ đi vào bằng đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới. Còn những người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là những người nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù không đủ điều kiện để nhập cảnh, chưa được cấp phép để vào Việt Nam, ví dụ như không có thị thực, hoặc có nhưng đó là các giấy giờ giả mạo. Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi nhập cảnh trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất ra khỏi Việt Nam.
Đối với trách nhiệm hình sự, Điều 347 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Theo đó có thể hiểu, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ xảy ra khi một người nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm. Như vậy, nếu một người nhập cảnh trái phép bị xử lý lần đầu thì dù có dẫn đến hệ quả gây nguy hiểm cho xã hội cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội này mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Có thể thấy, từ quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý người nhập cảnh trái phép đến thực tiễn thi hành còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật, bởi lẽ việc xác định một người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay chưa không hề dễ dàng khi những đối tượng này sẽ đi những đường mòn, lỗi mở khác nhau, qua những tỉnh khác nhau mỗi lần nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự rất khó thực hiện nếu không có một hệ thống dữ liệu mang tính liên thông giữa các tỉnh thành để thống kê, theo dõi những người đã bị xử lý vi phạm hành chính.