Hành vi chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Trong thời gian qua, có những hacker dùng biện pháp kỹ thuật xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin, phương tiện điện tử của người khác để thay đổi thông tin, cơ sở dữ liệu, chiếm quyền sử dụng các tài khoản số trên mạng xã hội. Pháp luật nước ta có bảo vệ tài khoản mạng xã hội không và những hành vi nói trên bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Hành vi xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng
Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Hành vi xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng bị phạt lên đến 50 triệu đồng.
Khoản 3 Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018 đã nêu rõ: Nghiêm cấm hành vi xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác. Do đó, việc hacker cố tình lấy cắp thông tin đăng nhập, thay đổi thông tin đăng nhập của chủ tài khoản là hành vi trái pháp luật. Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP đang có hiệu lực và Nghị định 15/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15-4-2020, hành vi này bị xử phạt tới 20 triệu đồng. Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP còn quy định thêm: Hành vi xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng bị phạt lên đến 50 triệu đồng.
Xử phạt hành vi dùng tài khoản chiếm đoạt được để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Có những hacker chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, rồi còn đòi nạn nhân đưa tiền chuộc, hoặc dùng tài khoản chiếm đoạt được để lừa đảo chiếm đoạt tài sản những người khác. Với số tiền chiếm được dưới 2 triệu đồng, hành vi này có thể bị phạt lên tới 70 triệu đồng theo Điều 74 Nghị định 174/2013/NĐ-CP; và lên tới 100 triệu đồng theo Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nếu hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng, như số tiền chiếm được từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc có tổ chức, tái phạm, thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có thủ đoạn uy hiếp tinh thần chủ tài khoản mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản (ví dụ yêu cầu chuyển khoản một số tiền để chuộc lại tài khoản), người phạm tội sẽ bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự hiện hành, hình phạt cao nhất là 10 năm tù, đồng thời có thể bị phạt tiền lên tới 100 triệu đồng hoặc bị tịch thu tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài khoản rồi giả danh chủ tài khoản, lợi dụng lòng tin của bạn bè, người thân của chủ tài khoản để lấy tiền, tài sản, sẽ bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy mức độ có thể bị phạt đến 20 năm tù hoặc chung thân.
- Suốt 17 năm 2 chị em sinh đôi kiên trì truy tìm kẻ giết bố
- 4 hacker người Việt bị cáo buộc vì hành vi xâm nhập máy tính trái phép
- Bí thư giả vờ sống nghèo khổ để nhận hối lộ
- Nữ hung thủ sát hại năm người liên tiếp bằng đồ uống pha xyanua
- Mẹ kiện cảnh sát vì bắt giữ con trai khi tiểu bậy nơi công cộng
Như vậy, tài khoản mạng xã hội cũng là một tài sản được pháp luật bảo vệ, và hành vi chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng. Do đó, nếu bị chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội và bị tống tiền hoặc bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản, người dân hãy yên tâm mình được pháp luật bảo vệ, và nên tố cáo hành vi vi phạm tới các cơ quan có thẩm quyền như công an tỉnh, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), để được hướng dẫn và giải quyết.
Nguồn:
https://www.sggp.org.vn/xu-ly-hanh-vi-chiem-doat-tai-khoan-mang-xa-hoi-656148.html