Luật quốc tế là gì? Đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế.
Sự mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia ngày một mật thiết. Điều này dẫn đến sự ra đời của luật quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống pháp lý chung để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể quốc tế đặc biệt với nhau. Luật quốc tế hình thành, phát triển qua từng giai đoạn, từng bước khẳng định vị thế quan trọng của mình trong sự phát triển của cộng đồng quốc tế.
Mục lục
Có thể hiểu luật quốc tế là gì?
Trên thực tế, mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật của riêng mình, còn quan hệ của cộng đồng các quốc gia lại được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung là luật quốc tế.
Luật quốc tế (International law) là một hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được các quốc gia (chủ yếu là quan hệ chính trị) và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng lên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện.
Đặc trưng cơ bản của luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế còn được gọi dưới nhiều cách khác như: Công pháp quốc tế, pháp luật quốc tế, luật quốc tế chung… tuy nhiên đều có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể của luật quốc tế
Chủ thể của luật quốc tế bao gồm:
- Quốc gia được công nhận
- Tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ)
- Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập
- Các chủ thể đặc biệt khác
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế bao gồm mọi quan hệ phát sinh giữa các chủ thể quốc tế như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội.. Trong đó, quan hệ được điều chỉnh chủ yếu là quan hệ chính trị, vì đây là cơ sở nền tảng cho tất cả các mối quan hệ còn lại.
Thứ ba, nguồn của luật quốc tế
Nguồn của luật quốc tế được quy định theo quy chế tòa án quốc tế ban hành bao gồm:
- Những điều ước quốc tế mang tính phổ cập hoặc mang tính chất riêng, thiết lập các quy tắc được các quốc gia tranh chấp thừa nhận một cách rõ ràng
- Tập quán quốc tế với tư cách là chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như luật
- Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận; quyết định của Toà án
- Học thuyết của các luật gia có trình độ cao của các nước khác nhau, như là nguồn bổ sung xác định các quy tắc của luật
- Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
Vai trò của luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao thương giữa các chủ thể quốc tế, cụ thể:
- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi chủ thể trong quan hệ quốc tế.
- Góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế
- Đóng vai trò đặc biệt trong đối với sự phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ.
- Đòn bẩy thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hợp tác và hội nhập hiện nay.
Bạn có thể tìm hiểu thêm những vụ việc quốc tế được giới thiệu tại trang https://luatsuquocte.com để hiểu rõ hơn luật quốc tế là gì, cũng như có góc nhìn pháp lý toàn diện hơn đối với loại hình pháp lý toàn cầu này.