Sát nhân hàng loạt vẫn không bị phát hiện suốt 35 năm
Samuel Little gây ra ít nhất 50 vụ án mạng mà không bị phát hiện, lần gây án cuối cùng vào năm 2005. Sự kiện này gây chấn động nước Mỹ cũng như trên thế giới. Một câu hỏi đặt ra là kẻ sát nhân đã làm gì để “qua mặt” được pháp luật và lỗ hổng nào của pháp luật đã góp phần “bỏ sót” một gả sát nhân giết người hàng loạt trong nhiều năm như vậy.
Mục lục
Điều gì khiến sát nhân hàng loạt không rơi lưới pháp luật?
Ngày 30/12, tên sát nhân Little chết tại một bệnh viện thuộc bang California ở tuổi 80 khi đang chấp hành án chung thân không ân xá. Trước đó, Little thừa nhận giết 93 phụ nữ trên khắp nước Mỹ trong năm 1970-2005 nhưng FBI mới xác thực 50 trường hợp.
Tội ác trên khiến Little được coi là sát nhân hàng loạt nguy hiểm nhất tại nước Mỹ. Cảnh sát cũng thừa nhận nếu Little không tự nguyện thú tội, hầu hết vụ án mạng do hắn gây ra có nguy cơ đi vào ngõ cụt, theo Washington Post.
Vậy tại sao Little có thể qua mặt cảnh sát lâu đến vậy? Trước tiên là do cách hắn chọn đối tượng để sát hại. Trong một lần thẩm vấn, Little cho biết “Tôi sẽ không lang thang vào khu người da trắng và chọn bé gái vị thành niên“, Ngoài ra, thủ đoạn gây án của Little cũng rất tinh vi nhằm qua mặt cảnh sát. Tiêu biểu như trường hợp của Mary Brosley. Nạn nhân được phát hiện chôn dưới đất tại thành phố Miami vào đầu năm 1972, Brosley đã chết được ba tuần nên không thể nhận dạng.
Cảnh sát thậm chí không thể xác nhận Brosley có bị giết hại hay không. Nồng độ cồn trong máu thi thể cao gấp nhiều lần mức cho phép lái xe nên có khả năng nạn nhân đột tử. Cuối cùng, cái chết của Brosley không được kết luận là án mạng mà chỉ là “đáng ngờ”, dù có người đã chôn thi thể.
Cứ thế trong nhiều năm, Little lang thang nước Mỹ. Thỉnh thoảng hắn bị giam giữ trong vài tháng hoặc vài năm. Có lúc Little lại được tuyên trắng án, như trong vụ hành hung ở thành phố Miami, bang Florida và cướp có vũ trang ở khu vực ngoại ô thành phố Cleveland, bang Ohio. Nhưng khi ra tù, hắn luôn quay lại con đường giết chóc và lang bạt vô định, đôi khi trộm cắp và làm việc chân tay để nuôi thân.
Khi tiến triển trong công nghệ ADN cùng sự xuất hiện của những đơn vị chuyên phá án chưa có lời giải có thể giúp nhà chức trách kết án Little về tội giết người vào năm 2014, chuỗi ngày gây án của hắn đã kết thúc từ lâu. Theo Little, nạn nhân cuối cùng của hắn chết ở thành phố Tupelo, bang Mississippi vào năm 2005.
Tập trung vào những người ở tầng lớp thấp để tránh được sự chú ý và bị phát hiện
Nhiều nạn nhân của Little là phụ nữ dễ bị tổn thương, đa phần là người nghèo khó. Một số người sống xa gia đình về mặt khoảng cách địa lý hoặc tình cảm. Một số người khác nghiện ma túy hoặc rượu, hoặc tham gia bán dâm. Trong nhiều trường hợp, cái chết của họ không thu hút sự chú ý của dư luận như những vụ án khác.
“Nếu những phụ nữ này là người khá giả, và có địa vị cao trong xã hội, đây sẽ là câu chuyện lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Nhưng đó không phải những người Little nhắm tới“, chuyên gia tội phạm học Scott Bonn, người đã viết nhiều về sát nhân hàng loạt, nhận xét.
Điều này đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi về sự nhìn nhận của xã hội nước Mỹ nói chung, xã hội nói riêng về giàu nghèo.
Mạng sống của con người, dù bất kể họ là ai, làm gì và như thế nào đều quan trọng như nhau, và tội ác gây ra cho bất kỳ cá nhân nào hì cũng đều đáng bị trừng phạt. Chính kẻ thủ ác cũng đã nhận định được vấn đề và khoanh vùng nạn nhân để thực hiện hành vi mất nhân tính của mình. Đây cũng là vấn đề, là câu chuyện đặt ra trong mối quan hệ của xã hội, là câu chuyện mà Nhà chức trách cần xem xét để có thể làm tốt chức năng của mình trong công tác quản lý.
Samuel Little đã trả giá cho tội ác của mình bằng cái chết trong tù, tuy nhiên, điều đáng buồn là đã có nhiều nạn nhân bị sát hại mà pháp luật không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Sự việc này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với tất cả chúng ta và sự quản lý của cơ quan chức năng để đảm bảo cuộc sống an toàn cho mọi tầng lớp nhân dân.