Công an tỉnh Bạc Liêu triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trước diễn biến tội phạm có dấu hiệu gia tăng về độ tinh vi, lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, triệt xóa.
Thời gian gần đây, nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi được các đối tượng sử dụng để chiếm đoạt tài sản hoặc tạo ra những “công ty ma”, “dự án ảo”. Các đối tượng thường nhắm vào tâm lý hám lợi, sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận người dân để lừa đảo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT tại địa phương.
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều thủ đoạn mới để qua mặt cơ quan chức năng, nổi bật là việc thành lập các “công ty ma”, “dự án ảo”. Các đối tượng thường tạo ra hình ảnh doanh nghiệp uy tín trên mạng xã hội, đăng tải thông tin tạo vỏ bọc làm ăn kinh doanh thành đạt, thường xuyên đưa hình ảnh đi du lịch, ăn uống ở những nơi sang trọng lên mạng xã hội, hình ảnh làm từ thiện… Sau khi nhận tiền, các đối tượng đưa ra thông tin là cần tiền để mở rộng kinh doanh, nếu đầu tư vào sẽ phát sinh nhiều lợi nhuận, từ đó kêu gọi mọi người đầu tư tiền rồi chiếm đoạt.
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Thủ Đoạn Tinh Vi Làm Giả Giấy Tờ Chiếm Đoạt Tiền Ngân Hàng
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
Liên quan đến thủ đoạn này, 12/2023, lực lượng Cảnh sát kinh tế và Phòng An ninh mạng – Công an tỉnh Bạc Liêu đã triệt phá thành công một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện qua mạng internet.
Theo điều tra, nhóm đối tượng gồm: Nguyễn Hồng Hận, Nguyễn Khánh Duy, cùng ngụ xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình; Huỳnh Thanh Toàn, Trần Thị Kiều, cùng ngụ Phường 1, thành phố Bạc Liêu và Lê Huyền Trân, ngụ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, đã cắt ghép thông tin, hình ảnh các hoàn cảnh khó khăn rồi đăng lên các hội, nhóm thiện nguyện trên Facebook để kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ nhằm chiếm đoạt gần 02 tỷ đồng của hàng chục người dân trên cả nước.
Không chỉ lợi dụng các thủ đoạn truyền thống, các đối tượng còn tinh vi hơn khi tạo ra vỏ bọc doanh nhân thành đạt hoặc chủ sở hữu của các ”công ty ma” để lừa đảo người dân. Ngày 15/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất hồ sơ, đề nghị truy tố bị can Phạm Thị Tím về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra, Tím tự nhận mình là giám đốc một công ty cổ phần thủy sản, kêu gọi người dân đầu tư tiền vào công ty bằng hình thức mua cổ phần để được hưởng lợi nhuận từ 3-5%/tháng. Bằng cách cam kết lợi nhuận cao và sử dụng các hợp đồng giả mạo, Tím đã chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng từ nhiều đại lý trên địa bàn. Thực tế, công ty của Tím chỉ là một “công ty ma”, không hề có hoạt động kinh doanh thật.
Tương tự, vào cuối tháng 8/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã bắt tạm giam Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1990, ngụ huyện Đức Hòa) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hoa sử dụng danh nghĩa các cửa hàng để vay vốn từ ngân hàng và các nhà đầu tư với lý do mở rộng quy mô kinh doanh, rồi chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng.
Trước tình hình phức tạp của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả. Trong đó, tập trung triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 21 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đẩy mạnh công tác nắm tình hình, triệt phá các đường dây, tụ điểm phức tạp, kịp thời điều tra, làm rõ các vụ án, thu hồi tài sản cho người dân.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng Công an toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 45 vụ với 62 đối tượng liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, Công an các cấp đã phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 980 cuộc, với 103.515 lượt người tham dự; tuyên truyền bằng loa lưu động và trên không gian mạng được 23.916 cuộc; phát 96.794 tờ rơi tuyên truyền tại địa bàn dân cư; góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức đấu tranh, tố giác của quần chúng nhân dân trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.