Bắt đường dây tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi không được pháp luật Việt Nam cho phép. Tuy nhiên vẫn có nhiều đối tượng bất chấp làm trái quy định pháp luật, đáng nói là có cả bác sĩ. Công an Hà Nội đang điều tra đối với ba người về hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, bao gồm một bác sỹ sản khoa
Mục lục
Tổ chức mang thai hộ có cả bác sĩ sản khoa tham gia
Đầu tháng 3-2021, công an phát hiện tại một bệnh viện trên địa bàn có hai trẻ em được sinh bởi hai sản phụ khác nhau, vào hai ngày khác nhau, nhưng lại có chung một người cha.
Nhận thấy dấu hiệu bất thường, công an cho rằng đây có thể là dấu hiệu của một đường dây mang thai hộ vì mục đích thương mại nên vào cuộc điều tra.
- Đường dây tổ chức mang thai hộ bị Công an TP. Hà Nội bắt giữ
- Luật Hộ tịch – Quy định về hoạt động đăng ký khai sinh
- Xét xử vụ kiện liên quan đến ‘mua ghế’ ban giám khảo cuộc thi Miss Grand International
- 111 đối tượng đòi nợ cho ngân hàng theo kiểu ‘xã hội đen’ bị tuyên án
- Bà Trương Mỹ Lan khẳng định rằng khoản tiền được chuyển ra nước ngoài không thuộc về SCB.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cuối tháng 3-2021, trinh sát đã làm rõ T., Th. và H. là những người liên quan đến đường dây này. T. và Th không có nghề nghiệp ổn định. Th. từng sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm nên có quen biết H. – vốn là bác sỹ chuyên ngành sản khoa, cộng tác viên của nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.
Phòng Cảnh sát hình sự (PC02, Công an TP Hà Nội) bắt giữ NAT (29 tuổi, trú tại Vĩnh Long), PNTh (40 tuổi, trú tại TP.HCM và NDH (59 tuổi, trú tại Hà Nội, là bác sỹ sản khoa) để điều tra về hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Xử lý hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại
Mang thai hộ vì mục đích thương mại, theo khoản 23 Điều 3 của Luật này, “là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”.
Người có hành vi vi phạm quy định nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra, có thể bị xử lý hành chính, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Xử lý hành chính: Khoản 1 Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Đồng thời, người vi phạm còn bị ap dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2 của Điều này là “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này”.
– Xử lý hình sự: Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:
“1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Căn cứ quy định nêu trên, người có hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền tối đa là 10 triệu đồng. Người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử lý hình sự, với mức hình phạt cao nhất là 05 năm tù.