Cựu chủ tịch tập đoàn FLC bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chỉ đạo tăng vốn điều lệ khống cho Faros, niêm yết cổ phiếu bán cho nhà đầu tư rồi bất ngờ bán tháo, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Quyết; cùng hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế và cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, Hương Trần Kiều Dung về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, 17 đồng phạm trong vụ án này cũng bị cáo vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công ty Cổ phần Xây dựng Faros (thuộc hệ sinh thái FLC), từng bị thua lỗ, do ông Quyết chỉ đạo cấp dưới đứng tên mua lại. Sau một thời gian dài không hoạt động, vào tháng 4 năm 2014, công ty này bắt đầu nhận thầu thi công các dự án bất động sản do Tập đoàn FLC là chủ đầu tư.
- Cựu chủ tịch FLC bị truy tố vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán
- Cựu chủ tịch tập đoàn FLC bị đề nghị truy tố
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- TAND TP Thái Bình tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ trẻ 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe
Mặc dù số tiền góp vốn ban đầu chỉ gần 1.200 tỷ đồng, nhưng từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2016, ông Quyết đã chỉ đạo em gái và một số lãnh đạo tại Công ty Faros, nộp hồ sơ giả mạo để tăng vốn điều lệ của công ty hơn 3.100 tỷ đồng. Do đó, vốn điều lệ của Công ty Faros đã tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Theo chỉ đạo của bà Huế, các cổ đông vẫn ban hành các nghị quyết liên quan đến việc tăng vốn điều lệ của công ty. Để hợp thức hoá việc góp vốn, bà Huế chỉ đạo các anh em họ cùng bạn bè của ông Quyết ký khống 14 biểu mẫu ủy nhiệm chi với nội dung “chuyển tiền góp vốn”.
Bà Huế sử dụng 35 tỷ đồng có sẵn chuyển tiền quay vòng để góp vốn. Trong lần đầu tiên, vốn điều lệ của Faros đã tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng. Trong lần thứ hai, ông Quyết đã chỉ đạo em gái cùng 15 người khác ký 33 biểu mẫu ủy nhiệm chi, sau đó sử dụng 86 tỷ đồng để góp vốn giả mạo, nâng vốn điều lệ của Faros lên 1.125 tỷ đồng.
Trong lần thứ ba, bà Huế đã sử dụng các chứng từ ký khống để làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền và rút tiền. au mỗi giao dịch nộp tiền lại có một lệnh rút tiền. Họ quay vòng góp vốn nhiều lần cho đến khi vốn điều lệ của Faros tăng lên hơn 3.000 tỷ đồng.
Bằng các thủ đoạn như trên, khi vốn điều lệ của Faros đã tăng lên 3.500 tỷ đồng, ông Quyết đã yêu cầu những người đứng tên hộ chuyển nhượng toàn bộ gần 180 triệu cổ phiếu lại cho ông. Việc chuyển nhượng này không phát sinh tiền thanh toán do bản chất đều thuộc sở hữu của ông Quyết.
Theo kết luận điều tra, sau 5 lần tăng vốn điều lệ thành công, từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng, ông Quyết đã đề xuất kế hoạch biến Công ty Faros thành một công ty đại chúng để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Ông Quyết đã chỉ đạo bà Huế cho 385 nhân viên của Tập đoàn FLC, mỗi người nắm giữ một lượng cổ phần nhỏ của Faros, rồi biến họ thành cổ đông của công ty.
Tuy nhiên, do việc góp vốn của nhân viên FLC vi phạm quy định nên Vụ Giám sát Đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đề nghị Faros giải trình. Faros đã thuê Công ty Kế toán và Kiểm toán Hà Nội ‘”tối ưu hóa” báo cáo tài chính của họ.
Vào tháng 8 năm 2016, Công ty Cổ phần Xây dựng Faros đã hoàn thành quy trình đăng ký cổ phiếu ROS với Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Mỗi cổ phiếu của Faros có mệnh giá 10.000 đồng và tổng số lượng cổ phiếu đăng ký là 430 triệu.
Một tháng sau, ROS chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE với giá tham chiếu là 10.500 đồng/ cổ. Lúc này, ông Quyết đã nắm giữ 428 triệu cổ phiếu, tương đương với hơn 4.280 tỷ đồng, chiếm 99,5% vốn sở hữu của Faros.
Sau đó, ông Quyết tiếp tục chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau để tăng vốn điều lệ của công ty lên 5.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, tất cả việc này chỉ là “bánh vẽ” nhằm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư chứng khoán, đẩy giá trị cổ phiếu ROS lên cao.
Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022, ông Quyết đã chỉ đạo bà Huế bán gần 400 triệu cổ phiếu ROS cho hơn 30.400 nhà đầu tư, thu về tổng cộng 4.800 tỷ đồng.
Trong số 30.400 nhà đầu tư này, 26.300 người đã bán toàn bộ 208 triệu cổ phiếu của họ cho các nhà đầu tư khác. Còn lại hơn 4.000 người vẫn đang sở hữu 82 triệu cổ phiếu ROS (giá 2.500 đồng/cổ) với tổng giá trị 207 tỷ đồng thì cổ phiếu bị hủy niêm yết.
Theo kết luận điều tra, ông Quyết đã chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư, sử dụng vào nhiều việc khác nhau.
Theo đánh giá của C01, cựu chủ tịch FLC đã biết rõ rằng Faros tăng vốn điều lệ để niêm yết cổ phiếu và bán cho nhà đầu tư là hành vi trái pháp luật nhưng ông Quyết vẫn làm. Ban đầu, tại cơ quan điều tra, ông khai báo rằng đã chỉ đạo em gái thao túng thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Quyết đã không thừa nhận hành vi phạm tội và đổ lỗi cho em gái.
Đối với bị can Huế, C01 đánh giá rằng bà đã biết rõ rằng việc tăng vốn điều lệ là nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, nhưng vẫn thực hiện theo sự chỉ đạo của anh ruột. Ban đầu, bà Huế khai làm việc này do anh ruột chỉ đạo, tuy nhiên, hiện tại, bà đã khai rằng “tự thực hiện hành vi vi phạm tội.”
Ngược lại, bà Trịnh Thị Thúy Nga đã khai rằng bà đã làm theo chỉ đạo của anh trai để thao túng giá chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Nga cũng đã công khai thừa nhận tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật.
Một ngày sau, HOSE đã ra thông báo huỷ bỏ giao dịch liên quan. Nhiều nhà đầu tư đã được hoàn trả số tiền mà họ đã đầu tư trong vụ này. Vào ngày 29/3/2022, ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giữ để điều tra.