Cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng
Ngân hàng SCB huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân để hoạt động tín dụng song 93% số tiền cho vay với 1.066.000 tỷ đồng chỉ dành cho bà Trương Mỹ Lan sử dụng mục đích cá nhân.
Bà Trương Mỹ Lan, cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về các tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Trong số 85 bị can, có 41 người là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Tất cả đều bị đề nghị truy tố về các tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.
- Cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị VKS đề nghị mức án tử hình
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Hai Cực Công An “Biến Chất” Hợp Tác Cùng Bà Trùm Buôn Ma Tuý
- Xét xử cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trong vụ án nhận hối lộ đấu thầu
- Cựu CEO SCB đề nghị xem xét lại số tiền liên quan đến cáo buộc chiếm đoạt 28.000 tỷ đồng
Theo kết luận của cơ quan điều tra, Vạn Thịnh Phát hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tập đoàn, xây dựng hệ sinh thái với hơn 1.000 công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều lớp.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giữ vai trò kiểm soát toàn bộ hoạt động của các công ty trong hệ sinh thái và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh.
Bà Lan đã lợi dụng hoạt động của ngân hàng để thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân. Tháng 12/2011, bà Lan đã nhờ người đứng tên phần lớn cổ phần của ba ngân hàng TMCP là Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Sau đó, ba ngân hàng này được bà Lan hợp nhất thành một, được gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
SCB phục vụ việc cung cấp vốn cho hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát. Đến năm 2022, SCB đã có vốn điều lệ lên đến hơn 18.000 tỷ đồng. Mặc dù không trực tiếp nắm quyền quản lý điều hành nhưng bà Lan sở hữu 91,5% cổ phần.
Theo điều tra, để thuận tiện trong việc chi phối hoạt động ngân hàng, bà Lan đã tuyển chọn những người thân tín có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giữ các vị trí chủ chốt và trả lương cao cho họ (từ 200-500 triệu đồng mỗi tháng).
Bà Lan bị cáo buộc đã sử dụng SCB như một “công cụ tài chính” để huy động tiền của người dân và các tổ chức, theo Luật Các tổ chức tín dụng. SCB được phép được phép nhận tiền gửi của người dân, doanh nghiệp để hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã cáo buộc rằng bà Lan đã lợi dụng quyền hạn để chi đạo hợp thức hóa các hồ sơ rút tiền phục vụ cho mục đích cá nhân.
Hành động này của bà Lan là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành cấm tổ chức, cá nhân được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của ngân hàng. Theo quy định, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, Bà Lan cũng đang đối mặt với cáo buộc chỉ đạo cấp dưới phối hợp với đơn vị thẩm định giá để tạo ra các hồ sơ vay vốn giả mạo, nhờ người đứng tên tài sản và tạo hồ sơ khống. Mặc dù các hồ sơ này thể hiện thời điểm giải ngân cùng với thời điểm ký hợp đồng tín dụng, tuy nhiên, hầu hết các khoản vay của bà Lan đều được thực hiện theo cách “lấy tiền trước, hợp thức hóa hợp đồng sau”.
Theo điều tra, bằng các chiêu trò trên, Vạn Thịnh Phát đã lập hàng nghìn pháp nhân và thuê hàng nghìn cá nhân làm đại diện, đứng tên trên các hồ sơ vay vốn nhằm tránh hiện ra dư nợ tín dụng lớn khi bị kiểm tra trên ứng dụng CIC
Để hợp thức hóa quá trình rút tiền và tránh bị theo dõi dòng tiền sai phạm, bà Lan đã chỉ đạo cán bộ tại SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty ma. Sau đó, họ rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.
Trong trường hợp cần tiền mặt, bà Lan chỉ đạo thực hiện theo hai phương thức: một là rút tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng, hai là chuyển tiền vào các công ty ma, sau đó chuyển lòng vòng cho nhiều người hoặc rút tiền mặt. Khi đến hạn không thể trả nợ, bà Lan tiếp tục tạo ra các hồ sơ vay giả mạo.
Cơ quan điều tra đưa ra cáo buộc từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập 916 hồ sơ vay vốn giả mạo tại SCB với tổng giá trị 545.000 tỷ đồng và đã chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Lan cũng bị buộc tội vì gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.