Đường vào ngành tòa án khó khăn hơn với cử nhân luật
Vào ngành toàn án là mong muốn của rất nhiều cử nhân luật. Tuy nhiên, theo Tòa Tối cao, điều kiện phải có chứng chỉ thư ký tòa án mới được tuyển vào ngành. Về vấn đề này, nhiều chuyên gia không đồng tình và cho rằng điều kiện này sẽ bít cửa các cử nhân luật muốn vào ngành tòa án.
Mục lục
Cần được đào tạo nghiệp vụ thư ký tòa án hoặc nghiệp vụ tòa án, chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử thì mới vào được Tòa án
TAND Tối cao tuyển dụng 195 công chức ngạch thư ký viên cho 34 TAND các tỉnh, thành trên cả nước. theo Thông báo số 607/TB-TANDTC ngày 18-9-2020 (về việc tuyển dụng công chức vào ngành tòa án năm 2020)
Những tiêu chuẩn cơ bản là có trình độ cử nhân luật trở lên, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 2, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, bên cạnh đó một điều kiện nữa là “đã được đào tạo nghiệp vụ thư ký tòa án hoặc nghiệp vụ tòa án, chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử.”
- Một số vấn đề còn tồn đọng trong xử lý tài sản thế chấp là tang vật vi phạm
- Viện kiểm sát nhắc Tòa trả tiền đặt cọc bảo lãnh cho bị cáo
- Trốn khỏi trại giam, Triệu Quân Sự bị phạt 6 năm tù
- Cựu cán bộ công an phủ nhận ‘chạy’ án cho ”cát tặc”
- Nhân thân bí ẩn của khách mua dâm trong vụ án môi giới mại dâm 10 năm trước
Với điều kiện nói trên thì một cử nhân trường luật dù tốt nghiệp loại giỏi cũng không đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ tuyển dụng vào ngành tòa án bởi lẽ trong khi môn học nghiệp vụ thư ký tòa án hoặc nghiệp vụ tòa án, chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử, hiện nay chỉ có Học viện Tòa án (HVTA) thuộc TAND Tối cao mới đào tạo.
Nhiều chuyên gia cho rằng ý kiến của Tòa Tối cao không phù hợp và cần phải điều chỉnh
Liên quan đến vấn đề này sự công bằng, bình đẳng trong tuyển dụng được đặt ra.
Theo PGS-TS ĐỖ VĂN ĐẠI, Trưởng Khoa luật dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM nhận định: “Theo tôi, với việc đặt ra điều kiện tuyển dụng như trên, TAND Tối cao đã tạo ra rào cản, loại bỏ những sinh viên (SV) mới tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo luật không học tại HVTA. Bởi lẽ TAND Tối cao chắc chắn biết rằng SV mới tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo khác HVTA chưa được đào tạo nghiệp vụ trên.”
PGS-TS VŨ VĂN NHIÊM, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng: “Tôi nghĩ không nên đặt ra điều kiện tuyển dụng thư ký tòa án như trên. Bởi lẽ chương trình đào tạo cử nhân luật của các cơ sở đào tạo luật hướng đến đào tạo kiến thức cơ bản, kiến thức nền. Các cử nhân luật sau khi tốt nghiệp có thể được tuyển dụng vào rất nhiều vị trí trong các cơ quan nhà nước, các cơ quan trong hệ thống chính trị và những người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, chứ không chỉ ngành tòa án.”
TS THÁI THỊ TUYẾT DUNG, Khoa luật, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM cũng bày tỏ: “ Nghị quyết 49 về Chiến lược cải cách tư pháp của Bộ Chính trị và Quyết định 549 ngày 4-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định Trường ĐH Luật TP.HCM và Trường ĐH Luật Hà Nội là hai trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước. Thực tiễn, cử nhân luật sau khi ra trường mới được học các chứng chỉ về nghiệp vụ tòa án trong 18 tháng tại Học viện Tư pháp hoặc Học viện Tòa án (HVTA). Trong khi đang là SV thì SV của HVTA được học đồng thời các chứng chỉ đã nêu. TAND Tối cao áp dụng phương thức “tuyển dụng mới” ngay lập tức loại trừ những cử nhân luật từ hơn 90 cơ sở đào tạo luật ngoài HVTA.”