Lừa đảo 2,1 tỷ đồng từ việc làm giấy tờ nhà đất
Những ngày cuối năm Covid 19 nạn lừa đảo vẫn tiếp tục hoành hành. Sau khi nhận 2,1 tỉ đồng của 3 người đàn ông ở quận 10 (TP HCM) để làm giấy tờ nhà đất, gã đàn ông đã thuê người làm giấy tờ giả để lừa đảo.
Mục lục
Lừa đảo 2,1 tỷ đồng từ việc làm giấy tờ nhà đất
Tháng 11-2020, Khanh nhận số tiền 2,1 tỉ đồng của 3 người tại một quán ăn trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 10) để làm giấy tờ nhà đất.
Sau khi nhận các giấy tờ, nạn nhân phát hiện số giấy tờ Khanh đưa là giả nên các nạn nhân đã đến Công an quận 10 trình báo, làm đơn tố cáo.
Chiều 16-12, khi Khanh hẹn gặp và tiếp tục nhận tiền từ một nạn nhân tại quán cà phê trên đường Hoàng Dư Khương (quận 10) thì bị các trinh sát Đội CSHS Công an quận 10 bắt quả tang.
- Công an Hà Nội triệt phá đường dây bán ‘xe máy lướt giá rẻ’
- Chủ tịch Công ty CP Tân Tân trình báo không thể tiếp cận được tài sản của doanh nghiệp
- 6.600 bị hại mua trái phiếu Tân Hoàng Minh sẽ được hoàn tiền trong tháng 9
- Cựu vụ trưởng Ủy ban Dân tộc bị cáo buộc lừa 80 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh
- Tội phạm dùng công nghệ AI deepfake để tống tiền
Công an quận 10 đang mở rộng điều tra vụ án nên ai từng là nạn nhân của Mai Tuấn Khanh thì liên hệ Cơ quan CSĐT Công an quận 10 Địa chỉ : 47 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP HCM. Điện thoại : 028 3865 7261
Trưa 18-12, Cơ quan CSĐT Công an quận 10 (TP HCM) cho biết đã bắt giữ đối tượng Mai Tuấn Khanh (SN 1972, ngụ quận 1, TP HCM) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Nguồn:
https://nld.com.vn/phap-luat/mot-nguoi-dan-ong-lua-3-nguoi-dan-ong-o-quan-10-tp-hcm-20201218130329685.htm