Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 152 tỷ đồng bằng hình thức huy động vốn
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dường như đang là một trong những từ khóa hot nhất hiện nay, khi liên tục có những vụ việc đáng tiếc diễn ra với nhiều chiêu thức khác nhau khiến người dân mắc bẫy. Vụ việc Trương Thị Cao Thảo, 35 tuổi, nói dối đang buôn vải lãi rất cao, huy động vốn với lãi suất 35% mỗi tháng. Với chiêu thức này Thảo đã lừa đảo chiếm đoạt 152 tỷ đồng.
Mục lục
Lừa đảo ôm số tiền hơn 81 tỷ đồng bỏ đi khỏi nơi cư trú khiến hàng chục người góp vốn điêu đứng, vỡ nợ
Thảo làm môi giới bất động sản nhưng giới thiệu đang buôn vải số lượng lớn, kêu gọi đầu tư chia lợi nhuận. Cô ta hay đến các kho vải chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để dụ người quen đưa tiền.
Từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2019 đã có 11 người chuyển hơn 152 tỷ đồng cho bị cáo. Trong đó, người ít nhất là 400 triệu đồng, nhiều nhất là 41 tỷ đồng.
- 111 đối tượng đòi nợ cho ngân hàng theo kiểu ‘xã hội đen’ bị tuyên án
- Bỗng nhiên ‘bốc hơi’ 5,3 tỷ đồng khỏi tài khoản ngân hàng
- Công an Hà Nội triệt phá đường dây bán ‘xe máy lướt giá rẻ’
- Chủ tịch Công ty CP Tân Tân trình báo không thể tiếp cận được tài sản của doanh nghiệp
- 6.600 bị hại mua trái phiếu Tân Hoàng Minh sẽ được hoàn tiền trong tháng 9
Thảo lấy tiền người sau trả đúng hạn cho người trước, tổng cộng được khoảng 71 tỷ đồng, số còn lại để tiêu xài cá nhân. Sau thời gian huy động vốn và chi trả tiền lãi cho các bị hại, đến cuối tháng 9/2019, Thảo bất ngờ ôm số tiền hơn 81 tỷ đồng bỏ đi khỏi nơi cư trú. Sự việc khiến hàng chục người góp vốn điêu đứng, vỡ nợ nên đã làm đơn tố giác đến cơ quan chức năng.
Ngay sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố, bắt giam Thảo để điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 29/3, Thảo bị TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buộc trả lại cho các nạn nhân hơn 98 tỷ đồng.
Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm tội có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thế như sau:
– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Hình phạt của Thảo là bài học răng đe, đồng thời với Thảo đây là hình phạt xứng đáng với hành vi lừa đảo đẩy bao nhiêu lâm vào cảnh điêu đứng của cô. Người dân cũng nên nâng cao cảnh giác rước thực trạng tội phạm lừa đảo ngày càng gia tăng với phương thức hoạt động tinh vi.