Luật Du lịch – đăng ký dịch vụ lữ hành như thế nào?
Du lịch là hoạt động đặc biệt được pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn, quy định cụ thể tại Luật Du lịch hiện hành và các văn bản pháp lý liên quan khác. Hoạt động này không chỉ mang lại các giá trị tinh thần mà còn mang lại giá trị kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia. Tìm hiểu kỹ hơn về các quy định pháp lý của hoạt động dịch vụ lữ hành tại Việt Nam ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Du lịch được định nghĩa như thế nào trong Luật Du lịch?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
Để mô tả kỹ hơn về du lịch, pháp luật cũng có những định nghĩa về các loại hình du lịch như sau:
- Cựu cán bộ công an phủ nhận ‘chạy’ án cho ”cát tặc”
- Nhân thân bí ẩn của khách mua dâm trong vụ án môi giới mại dâm 10 năm trước
- Đường dây cho vay tiền qua app bị công an Hà Nội triệt phá
- Cựu giám đốc Agribank bị TAND TP Cần Thơ khởi tố
- Đại gia Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy kết thúc 13 năm tranh chấp tài sản sau ly hôn
- Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.
- Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lữ hành
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là hoạt động chính và phổ biến tại thị trường Việt Nam, bao gồm các hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam được quy định rõ tại Điều 30 Luật Du lịch 2017 nằm trong phạm vi sau:
“1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lữ hành
Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hay quốc tế, bạn cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể mà pháp luật đã quy định. Điều 31 Luật Du lịch 2017 có hướng dẫn rõ về điều kiện cho từng loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành, theo đó:
Đối với dịch vụ lữ hành nội địa: phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Đồng thời, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Đối với dịch vụ lữ hành quốc tế: Ngoài việc là doanh nghiệp hợp pháp và ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng; người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Hồ sơ xin cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
Để được cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc quốc tế theo mẫu quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Để có thể đăng ký dịch vụ du lịch lữ hành nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả, chính xác theo quy định của Luật Du lịch hiện hành trong từng trường hợp; bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về thủ tục này tại những bài viết khác của chúng tôi được chia sẻ tại trang https://luatsuquocte.com.