Luật ô nhiễm tiếng ồn – Mức xử phạt đối với hành vi ô nhiễm tiếng ồn.
Luật ô nhiễm tiếng ồn là tổng hợp các quy định pháp lý từ nhiều nguồn luật khác nhau quy định về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm tiếng ồn, cũng như các mức xử phạt khi vi phạm. Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra thường xuyên, liên tục vì các hoạt động tưởng chừng như vô hại: mở nhạc, hát karaoke trong khu dân cư, đô thị trên địa bàn thành phố tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, giải trí, các đám, tiệc mở nhạc ồn ào, các hộ gia đình hát hò.. Đây cũng là một trong những điểm nóng nhức nhối đối với nhiều người dân.
Mục lục
Các quy định về luật ô nhiễm tiếng ồn
Thực tế, kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn là một trong những nội dung được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014; tuy nhiên nhiều người vẫn sử dụng “luật ô nhiễm tiếng ồn” để chỉ về quy định đảm bảo tiếng ồn ở văn bản pháp lý này.
Một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014, đó là: “Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”.
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- TAND TP Thái Bình tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ trẻ 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
Các quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn và độ rung theo luật ô nhiễm tiếng ồn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiếng ồn, độ rung được ban hành kèm theo thông tư 39/2010/TT-BTNMT với những quy định cơ bản như sau.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Thông qua đó, pháp luật đưa ra giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong các hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt.
Thứ nhất, đối với khu vực đặc biệt
- Từ 6 giờ đến 21 giờ: 55 dBA
- Từ 21 giờ đến 6 giờ: 45 dBA
Thứ hai, đối với khu vực thông thường
- Từ 6 giờ đến 21 giờ: 70 dBA
- Từ 21 giờ đến 6 giờ: 55 dBA
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
Tương tự như quy chuẩn tiếng ồn, đối tượng áp dụng quy chuẩn độ rung là các tổ chức, cá nhân các hoạt động gây ra rung, chấn động ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Giới hạn tối đa mà pháp luật cho phép theo từng loại hoạt động, khu vực, khung giờ như sau:
Thứ nhất, đối với hoạt động xây dựng
Tại khu vực đặc biệt:
- 6 giờ – 18 giờ: 75 dB
- 18 giờ – 6 giờ: Mức nền
Tại khu vực thường
- 6 giờ – 21 giờ: 75 dB
- 21 giờ – 6 giờ: Mức nền
Thứ hai, đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ
Tại khu vực đặc biệt:
- 6 giờ – 21 giờ: 60 dB
- 21 giờ – 6 giờ: 55 dB
Tại khu vực thường
- 6 giờ – 21 giờ: 70 dB
- 21 giờ – 6 giờ: 60 dB
Mức xử phạt khi vi phạm về ô nhiễm tiếng ồn
Với các hành vi vi phạm luật ô nhiễm tiếng ồn, trước hết sẽ bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể, các mức phạt về vi phạm tiếng ồn được hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.”
Trên đây là một số quy định pháp lý cơ bản về luật ô nhiễm tiếng ồn, bạn đọc có thể tham khảo để thực hiện các hoạt động xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ hàng ngày hiệu quả và hợp lý nhất; tránh gây ảnh hưởng đến môi trường sống của mình và mọi người. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin pháp lý khác tại trang https://luatsuquocte.com để cập nhật thông tin pháp lý nhanh chóng nhất.