Nâng khống giá thiết bị y tế hơn 10 tỷ – Y đức ở đâu?
Thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc có liên quan đến việc xác định giá thiết bị y tế gây bàng hoàng, phẫn nộ trong dư luận. Mới đây, tại Hà Tĩnh cơ quan chức năng vừa khởi tố thêm một loạt giám đốc, kế toán tại một số bệnh viện trên địa bàn liên quan đến việc nâng khống thiết bị y tế hơn 10 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là chế tài xử phạt với hành vi này đã đủ mạnh chưa? Việc quản lý của cơ quan nhà nước liệu đã đủ chặt chẽ chưa để những “con sâu” làm “rầu nền y tế” nước nhà.
Mục lục
Vụ việc nâng khống thiết bị y tế ở Hà Tĩnh
Đại tá Lê Khắc Thuyết, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, liên quan đến vụ việc nâng khống thiết bị y tế, đơn vị vừa chuyển đổi tội danh từ tội “Trốn thuế” thành tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Theo Đại tá Thuyết, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố thêm 8 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; trong đó thực hiện bắt tạm giam 3 bị can. Được biết, trong số này có 4 giám đốc bệnh viện đã nghỉ hưu và một giám đốc bệnh viện đương nhiệm.
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Thủ Đoạn Tinh Vi Làm Giả Giấy Tờ Chiếm Đoạt Tiền Ngân Hàng
- Xử Phạt Nặng Hàng Loạt Trường Hợp Bán Lẻ Thuốc Lá Lậu
Theo cơ quan điều tra, từ tháng 8/2018 đến cuối năm 2019, bà Mai Thị Hoa (SN 1974), Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh biết rõ giá của một máy giặt, máy sấy, xuất xứ Hàn Quốc giao động từ 500 – 550 triệu đồng.
Tuy nhiên, bà Mai đã thông đồng cùng một số đối tượng tại Bệnh viện đa khoa các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân để nâng giá trị tài sản của máy giặt, máy sấy và triển khai mua sắm tại các bệnh viện thông qua đấu thầu.
Bà Hoa đã gian lận trong đấu thầu, sử dụng chứng thư thẩm định giá không có giá trị pháp lý, không có báo cáo thẩm định giá kèm theo theo đúng quy định để đề xuất giá gói thầu 3,050 tỷ đồng. Riêng tại huyện Nghi Xuân là 2,7 tỷ đồng.
Để được trúng thầu, Hoa đã có hành vi thông thầu, nhờ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp tại Hà Nội, nhờ người thân quen dự thầu.
Công ty Cổ phần đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh của bà Hoa đã trúng thầu 5 gói thầu tại 5 bệnh viện. (1 bộ ở Bệnh viện Thạch Hà 2,998 tỷ; 3 Bệnh viện ở Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn mỗi bộ 3 tỷ và ở Bệnh viện Nghi Xuân trị giá 2,597 tỷ).
Qua điều tra, Cơ quan Công an xác định việc mua hóa đơn nhằm mục đích che dấu những hành vi nói trên không nhằm vào mục đích trốn thuế.
Trước đó, ngày 18/9, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Mai Thị Hoa về tội “trốn thuế”.
Xử phạt hành vi nâng khống thiết bị y tế
Hành vi nâng khống thiết bị y tế là hành vi xâm phạm đến hoạt động cạnh tranh, công bằng, bình đẳng và hiệu quả kinh tế, đồng thời gây tổn hại đến ngân sách quốc gia và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, đây cũng là hành vi vi phạm đạo đức người thầy thuốc.
Vụ việc được dư luận gọi tên là “nâng khống giá thiết bị y tế” thế nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành không có tội danh nào là “nâng không giá”. Thực tế, theo như kết quả điều tra ban đầu các đối tượng bị khởi tố với tội danh Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có 3 khung hình phạt. Trong đó, khung 1 quy định người phạm tội có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Đây là khung cơ bản cấu thành tội này. Khung 2 quy định trường hợp người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm, nếu có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau: Vì vụ lợi; Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng. Khung 3 quy định người phạm tội nếu gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 10 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp Cơ quan điều tra xác định được số máy không phải là một chiếc, cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ tham gia của từng bị cáo và giá trị thiệt hại, nếu người phạm tội gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Đây là khung hình phạt cao nhất của tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 Bộ luật hình sự hiện hành.
Bên cạnh đó trong quá trình điều tra, nếu cơ quan công an có căn cứ cho thấy những người này ngoài việc thực hiện hành vi quy định vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, và có hành vi “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố.
Việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội sẽ được Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội sau đó quyết định hình phạt chung với các tội đó để buộc bị cáo phải chấp hành.
Để y tế phát triển, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân thì việc trang bị thiết bị y tế là việc làm thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều đối tượng tranh thủ thời cơ này để trục lợi cá nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thất thoát ngân sách công và hơn nữa là ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữ bệnh cho người dân. Pháp luật cần răng đe hơn, có tác động tích cực đến công tác đấu thầu nói riêng và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước nói chung để không còn xảy ra những vụ việc đáng buồn như vậy. Đặc biệt hơn, y khoa là môi trường nhân đạo, cứu chữa bệnh cho con người chứ không phải là môi trường để những kẻ làm giàu một cách phi pháp.