Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Nguyên tắc của luật quốc tế được phân thành 2 nhóm là nhóm các nguyên tắc hiện đại và nhóm các nguyên tắt truyền thống, cụ thể hơn được phân tích trong bài viết sau đây.
Nhóm các nguyên tắc hiện đại
1. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
a, Công việc nội bộ của mỗi quốc gia: là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của mỗi quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình
Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại, theo đó không một quốc gia, nhóm quốc gia hay tổ chức quốc tế nào có quyền can thiệp dưới bất cứ hình thức gì vào các công việc đối nội và đối ngoại thuộc thẩm quyền riêng của quốc gia khác hoặc bắt buộc quốc gia khác phải đưa những công việc thuộc loại này ra giải quyết theo thủ tục quốc tế. Luật pháp quốc tế hiện đại quy định những hành vi sau đây là can thiệp vào nội bộ của quốc gia:
Thứ nhất, sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ bằng sức mạnh và áp dụng các hình thức can thiệp khác để chống lại quyền chủ thể luật pháp quốc tế của quốc gia hay chống lại nền tảng chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia;
Thứ hai, sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để khuất phục quốc gia khác nhằm hạn chế các quyền bắt nguồn từ chủ quyền quốc gia và nhằm buộc quốc gia khác dành lợi thế cho mình;
– Thứ nhất, mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự. Điều này có nghĩa là Điều ước quốc tế phải được thực hiện triệt để, không phụ thuộc vào các sự kiện trong và ngoài nước. Các sự kiện khách quan như: thay đổi chính phủ, sự thay đổi hình thức quản lí hay chế độ xã hội, biểu tình, thiên tai, sự thay đổi lãnh thổ,…
– Thứ hai, mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của mình. Đầu tiên, đó là các nghĩa vụ trong hiến chương Liên Hợp Quốc
Nhóm các nguyên tắc truyền thống
1. Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
a, Khái niệm bình đẳng chủ quyền
Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền lực độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đồng thời quốc gia được tư do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ.
Bình đẳng được đề cập đến trong nguyên tắc này không được hiểu theo nghĩa “ ngang bằng nhau” về tất cả các quyền và nghĩa vụ, mà là bình đẳng trong quyền tự quyết mọi vấn đề liên quan đến đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia.
b, Nội dung pháp lý:
Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm:
Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng đầy đủ quyền năng chủ thể của các quốc gia khác;
Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;
Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị , xã hội, kinh tế và văn hóa của mình;
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.
Theo nguyên tắc này mỗi quốc gia đều có các quyền bình đẳng sau:
Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa;
Được kí kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan;
Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác;
Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác.
Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình;
Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị nghang nhau;
2. Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế được hiểu là khi các bên chủ thể trong quan hệ luật quốc tế tham gia và kí kết các Điều ước quốc tế thì phải trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện, bình đẳng. Khi tham gia vào Điều ước quốc tế các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết.
– Thứ ba, các quốc gia thành trong viên Điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của pháp luật nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây là một yêu cầu quan trọng và được coi là một bộ phân không thể thiếu của nguyên tắc Pacta sunt servanda và được quy định trong Điều 27 Công ước viên năm 1969.
– Thứ tư, các quốc gia không có quyền ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia ký kết trước đó với các quốc gia khác. Do đó, khi ký kết các điều ước quốc tế cần đòi hỏi quốc gia ký kết cần xem xét kỹ lưỡng các điều khoản của điều ước xem liệu điều ước đó có mâu thuẫn với các điều ước quốc tế hiện hành mà mình đã tham gia hoặc ký kết trước đó hay không.
– Thứ năm, Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại điều ước quốc tế. Hành vi này chỉ được thực hiện với phương thức đình chỉ và xem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các bên là thành viên điều ước
– Thứ sáu, Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của điều ước quốc tế không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự này là cần thiết cho việc thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên 1969).