“Nhà khoa học điên” và mối thù với thời đại
Khoảng 9h20 ngày 14/7/1952, Eileen Fahey, 20 tuổi, đang nhấp ngụm nước cam và đọc một bức thư từ người yêu của mình, một lính thủy đánh bộ ở Hàn Quốc.
Cô thư ký trẻ tuổi vừa bắt đầu ngày làm việc của mình tại văn phòng Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ (APS) trên tầng 9 trong khuôn viên Đại học Columbia ở Manhattan. Bỗng sáu tiếng súng chói tai xé tan bầu không khí yên tĩnh. Học sinh, giáo viên và công nhân viên khắp khuôn viên trường giật mình nghe ngóng.
Một lúc sau, một người đàn ông cao gầy, tóc đen, khoảng 30, sải bước ra khỏi văn phòng của Eileen, tay cầm khẩu súng, đang hút thuốc.
- Bộ Giáo dục bác bỏ khiếu nại chống lại BYU về lệnh cấm hẹn hò đồng tính
- LG ngăn cản việc gửi giáo viên đến Phần Lan để đào tạo
- Sẽ không ai được tha nếu bị phát hiện có liên quan đến vụ rò rỉ đề thi APPSC
- Các nhân viên học tập nổi bật của Đại học California bắt đầu bỏ phiếu về thỏa thuận lao động
- GHAR-GO Home và Reunite được phát triển để giám sát kỹ thuật số và theo dõi quá trình phục hồi của trẻ em
“Tốt hơn hết, cô nên gọi cảnh sát và cả bác sĩ nữa. Tôi vừa bắn một phụ nữ”, anh ta nói với một nhân viên dọn dẹp và một thư ký trường, chạy đến sau khi nghe tiếng súng cạnh phòng làm việc của mình.
Sau đó, người đàn ông đi đến cuối hành lang và biến mất xuống dưới cầu thang.
Eileen nằm chết trên sàn, bị bắn nhiều phát vào ngực. Một lá thư từ vị hôn phu của cô được tìm thấy đã mở ra và nhàu nát dưới thi thể cô. Hai lá thư khác của anh ta nằm trên bàn, còn chưa mở ra.
Phó Chánh Thanh tra Sở Cảnh sát Thành phố New York (NYPD) nói với báo giới ngay tại hiện trường bằng vẻ bối rối. “Chúng tôi không biết chuyện này là sao. Tất cả những gì chúng tôi có hiện tại là ai đó đã bắn cô ấy. Song về khía cảnh đời tư, chúng tôi hoàn toàn không thấy có động cơ nào khả nghi”.
Tất cả những ai biết Eileen Fahey đều biết rằng cô ấy là một cô gái tuyệt thông minh với tính cách lương thiện, hiền lành. Cô gái trẻ sống với bố mẹ, anh trai và em gái, những người đều chưa bao giờ thấy cô buồn bã hay cãi cọ với ai.
Cảnh sát đã khám phá ra mối liên hệ với một bi kịch gia đình trước đó. Năm 1947, anh trai của Eileen, bị giết trong một vụ đánh nhau. Kẻ giết người gần đây đã được tạm tha, nhưng hắn ta có bằng chứng ngoại phạm và cũng không phù hợp với mô tả của hai nhân chứng.
Các hoạ sĩ pháp y vào cuộc, bằng lời mô tả của hai nhân chứng chìa khoá, họ đã cho ra bản phác thảo nghi phạm. Không đến một tuần sau, một giáo sư vật lý ở bang Columbia xác nhận, nó khá giống một cựu sinh viên của ông, Bayard Pfundtner Peakes, 29 tuổi.
Anh ta là một sinh viên bình thường đến nỗi hầu hết các giáo sư của anh ta thậm chí không nhớ đến anh ta. Tuy nhiên, các giáo viên vật lý của anh ấy thì ngược lại. Anh ta thường xuyên quấy rầy giáo viên với những lý thuyết không chính thống của mình về điện tử. Anh ta khăng khăng tranh luận đến cực đoan rằng electron không tồn tại. Các giảng viên dần tìm mọi cách lánh mặt anh ta.
Cảnh sát nhanh chóng lần theo dấu vết của Bayard đến một căn phòng đầy đủ tiện nghi ở Boston. Anh ta không có ở đó vào thời điểm họ lục soát, nhưng họ đã khám xét căn phòng và tìm thấy vũ khí giết người trong một chiếc vali. Họ đã đợi khi anh ta về đến nhà vào khoảng nửa đêm.
“Các vị đã có được tôi. Tôi là người đã giết cô ấy”, anh nói với các thám tử, mỉm cười giơ tay đón lấy còng số tám và thản nhiên tạo dáng trước các nhiếp ảnh gia khi bị bắt giam. “Thông cảm. Tôi là một cậu bé yêu đời”.
Anh ta thừa nhận đã bắn Eileen Fahey, một người phụ nữ mà anh ta chưa từng quen biết, gặp gỡ trước đây mà không một chút hối hận. “Tôi đơn giản, chỉ đang săn lùng các nhà vật lý”, hắn nói.
Bayard tự tin rằng mình là một thiên tài và đã phát triển một số lý thuyết như, sóng điện tử có thể tăng tuổi thọ con người lên 500 năm. Anh ta đã xuất bản hai tác phẩm lý luận rất dài: How to Live Forever- Làm sao để sống mãi, và So You Love Physics- Hoá ra bạn yêu Vật lý.
APS đã bác bỏ nó. Song không nản lòng, anh ta sau đó đã sử dụng tiền riêng của mình để in 6.500 bản và gửi chúng cho tất cả những người mà anh ta có thể nghĩ đến, các nhà khoa học, bao gồm cả Albert Einstein. Bayard thậm chí còn giao các bản sao bằng tay cho Đại học Boston, nơi anh vui mừng hỏi một giáo sư rằng anh phải làm gì để nộp bài báo của mình cho giải Nobel.
Đáng buồn cho Bayard, không ai đáp lại. Anh ta cảm thấy thất vọng và bất mãn khi bị giới khoa học phớt lờ và coi những ý tưởng của anh ta là khoa học “rác”, và rằng anh ta chỉ là một kẻ tâm thần.
Bayard quyết định một màn “trả thù đời”, với kế hoạch sát hại công khai một loạt các nhà khoa học và làm nổ tung một phòng thí nghiệm vật lý ở Columbia. Anh ta hy vọng bằng cách này, sẽ thu hút sự chú ý mà mình các ý tưởng khoa học đã không thể làm được.
Trước ngày gây án, anh ta mua một khẩu súng lục ở bang Maine, quê hương của mình. Sau đó, anh đi tàu đến Grand Central và nhận phòng trong một khách sạn ở Broadway, gần Columbia.
Không có nhà vật lý nào ở trong văn phòng khi anh bước qua cánh cửa văn phòng Hiệp hội Vật lý tại Đại học Columbia, chỉ có cô thư ký Eileen Fahey, ở một mình, đang đọc lá thư của bạn trai đang chinh chiến.
Theo lời khai, Bayard bắt đầu hỏi cô ấy có biết gì về electron không. Cô ấy mỉm cười nói không. Bayard Peakes lập tức rút súng từ trong túi ra và bắt đầu bắn.
Khi bị bắt, anh ta tỏ ra rất vui khi được hợp tác với cảnh sát, nghĩ rằng thời điểm minh oan của mình đã đến. Cảnh sát cho biết hầu hết lời thú tội của anh ta được đưa ra mà không có cảm xúc, nhưng anh ta đã trở nên rõ ràng buồn bã khi họ hỏi tại sao anh ta giết cô ấy.
“Đó là vì cuốn sách của tôi,” anh ta nói bằng giọng đứt quãng. “Họ không thèm nhìn vào cuốn sách của tôi. Họ không đón nhận nó. Đáng lẽ người ta nên đọc nó”.
Với hắn, việc giết cô Eileen Fahey là chính đáng. “nhân danh khoa học và vì lợi ích của nhân loại”. Tất cả lỗi thuộc về APS, Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ.
Một cuộc điều tra về lý lịch cá nhân của anh ta đã tiết lộ một dã tâm nguy hiểm đã thành hình trong nhiều năm.
Anh có một tuổi thơ không êm đềm, lớn lên ở Dover-Foxcroft, bang Maine. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1941, anh gia nhập Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada và chuyển sang phục vụ quân đội Mỹ ở châu u ba năm sau đó.
Năm 1945, anh được giải ngũ vì các vấn đề về tâm thần và nhận được khoản trợ cấp tàn tật 50%. Ba năm sau, một chuyên gia về Các vấn đề Cựu chiến binh đã kiểm tra anh ta đã viết rằng Bayard Peakes đang mắc phải một “quá trình phân liệt tâm thần ác tính”. Bác sĩ chuyên khoa cho biết tiên lượng của anh ấy “đầy nguy hiểm, đầu óc anh ta là bức tranh thật ảm đạm. “
Mặc dù các bác sĩ khác đánh giá tương tự, nhưng anh ta vẫn được cho đi lại tự do mà không có hạn chế hoặc cảnh báo nào.
Ngày 19/8/1952, một hội đồng các bác sĩ tâm thần xác định rằng Bayard Peakes là một bệnh nhân tâm thần phân liệt hoang tưởng với ảo tưởng về sự vĩ đại. Anh ta nhìn chung, mất khả năng phân biệt đúng sai. Họ đề nghị nhốt anh ta vào Bệnh viện Tiểu bang Matteawan.
Anh ta ở đó cho đến khi được chuyển đến một viện ở Maine để được gần gũi với người mẹ ốm yếu của mình và qua đời vào năm 2000, không rõ nguyên nhân.
Ngày nay, Bayard Peakes hầu như bị lãng quên, nhưng tên của anh ấy xuất hiện định kỳ cùng với chính sách Hiệp hội Vật lý Mỹ. Nó cho phép các thành viên trong cuộc họp khoa học của tổ chức nói chuyện trong 10 phút về bất kỳ lý thuyết vật lý nào, bất kể nó có thể xa vời hay ngu ngốc đến đâu.
Đây là một cách để APS tránh sản sinh ra nhưng kẻ bất mãn như Bayard Peakes và vụ án tang thương của 70 năm trước.