Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM thu hồi 1.000 sách “Báo chí và Truyền thông”
Một bài viết có 85% nội dung được dịch từ bài báo nghiên cứu quốc tế đã khiến cho hàng nghìn cuốn sách nghiên cứu báo chí truyền thông Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bị Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM thu hồi.
Mục lục
“Mổ xẻ” bài viết ở góc độ đạo văn và liêm chính học thuật
Quyển sách ‘Báo chí và Truyền thông’ xuất bản từ tháng 6 năm ngoái, tập hợp 25 bài báo khoa học của hơn 40 tác giả được trình bày trong hội thảo cùng tên hồi tháng 7/2019.
Bài viết phần lớn tổng hợp lý thuyết và những nghiên cứu đi trước. Bài viết trên gồm 8 trang nội dung và hơn 2 trang là danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chỉ ra mối quan hệ giữa PR và báo chí trong quá trình lịch sử khoảng 100 năm; đưa ra các quan điểm nổi bật về mối quan hệ giữa nhà báo và chuyên viên PR, có thêm một số đề xuất về mối quan hệ giữa hai nhân tố này.
- Hội đồng quản trị hệ thống Đại học Arkansas chia rẽ về thỏa thuận Đại học Phoenix
- Nhật Bản cân nhắc bỏ thẻ tên trên đồng phục để bảo vệ học sinh
- Hai người đàn ông bị kết án oan được cấp học bổng cho Đại học Akron
- Các báo cáo tấn công tình dục tại các học viện quân sự tiếp tục tăng vọt
- Bộ Giáo dục bác bỏ khiếu nại chống lại BYU về lệnh cấm hẹn hò đồng tính
Liên quan đến vấn đề xử lý sai sót và đăng ký tái bản sách “Báo chí và Truyền thông – Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM đã thu hồi 1.000 sách này.
Trên một số diễn đàn học thuật của giới nghiên cứu khoa học đã “mổ xẻ” bài viết của hai tác giả ở góc độ đạo văn và liêm chính học thuật.
GS Jim Macnamara ố tác giả Việt sao chép 85% nội dung bài báo của ông
Bài viết của hai tác giả trên có phần lớn nội dung bài được dịch từ bài báo của GS Jim Macnamara. Lúc duyệt bài đăng hội đồng thẩm định do Khoa Báo chí và Truyền thông chủ trì đã không phát hiện ra.
Ngày 13/1, GS Jim Macnamara đã gửi email đến Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Văn Lang phản ánh hai tác giả sách ‘Báo chí và Truyền thông’ là Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân sao chép 85% nội dung bài báo của ông đăng trên tạp chí quốc tế Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.
Trong hai tác giả này, Bà Hoàng Xuân Phương có hơn 10 năm công tác tại Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, từng giữ chức trưởng bộ môn Truyền thông ứng dụng. Tháng 10/2020, bà xin nghỉ việc tại trường và chuyển công tác sang Đại học Văn Lang; tác giả Vũ Mộng Lân công tác ở Khoa Quan hệ Truyền thông và nghệ thuật, Đại học Văn Lang.
Liên quan đến sự việc này, lãnh đạo khoa Báo chí và Truyền thông đã có phản hồi, xin lỗi GS Jim Macnamara đồng thời nêu phương án xử lý cuốn sách trên. Hai tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân đã nhận trách nhiệm. Nhóm tác giả đã email xin lỗi GS Jim Macnamara và đề nghị chịu toàn bộ kinh phí tái bản sách.
Theo trang thông tin cuốn sách thể hiện ấn phẩm này được in 1.000 bản. Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM)- Thạc sĩ Trần Nam, cho biết sau khi nhà trường nắm được thông tin bài viết “Mối quan hệ giữa chuyên viên PR và nhà báo dưới góc nhìn đạo đức truyền thông” của nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương, Vũ Mộng Lân là bài dịch của tác giả Jim Macnamara (nhà khoa học Australia) mà không xin phép và không đề tên tác giả thì việc thu hồi sách diễn ra cuối tháng 12/2020.
Cũng theo đại diện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cuốn sách trên không bán trên thị trường, không giới thiệu, ký gửi tại bất cứ nhà sách, đơn vị phân phối nào bên ngoài mà chỉ bán tại văn phòng Khoa Báo chí và Truyền thông và thư viện trường. Sau khi nhận thấy sai sót, khoa đã rút sách về đồng thời thông báo thu hồi đến những người được tặng trước đó.