Nhiều lãnh đạo tỉnh Phú Thọ sắp bị xét xử vì bán khống hóa đơn VAT
82 chủ tịch, giám đốc, kế toán của hơn 70 công ty tham gia đường dây mua bán khống hơn một triệu hóa hơn VAT, tổng tiền ghi 64.000 tỷ đồng, sẽ bị xét xử ngày 19/12.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày do TAND tỉnh Phú Thọ chủ trì. Các cơ quan chức năng xác định đây là đường dây mua bán hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) điện tử lớn nhất cả nước bị triệt phá.
Trong tổng số 100 người bị VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố, có 30 người bị buộc tội Trốn thuế; 68 người Mua bán trái phép hóa đơn. Hai người còn lại đối mặt với nhiều tội danh như Mua bán trái phép hóa đơn, Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và Trốn thuế.
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Thủ Đoạn Tinh Vi Làm Giả Giấy Tờ Chiếm Đoạt Tiền Ngân Hàng
- Xử Phạt Nặng Hàng Loạt Trường Hợp Bán Lẻ Thuốc Lá Lậu
Trong số 71 bị can bị bắt giữ trước đó, có 71 người là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch, phó giám đốc; 11 người là kế toán; còn lại là nhân viên và lao động cũng như doanh nhân tự do.
Sai phạm liên quan hơn 70 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh đồ bảo hộ và phòng cháy chữa cháy; cơ khí, xây dựng; dịch vụ bảo vệ; thi công các công trình về điện; ngành may mặc; mua bán phế liệu; vật tư viễn thông; vật tư y tế; kinh doanh hóa chất, thép, gỗ; sản xuất bao bì; chế biến và bảo quản thực phẩm; vận tải; ngành thức ăn chăn nuôi và nội thất.
Vụ án này được xác định xảy ra từ tháng 12/2020 đến 10/2022, với hơn 1,025 triệu hóa đơn VAT khống được mua bán trái phép, tổng giá trị 64.000 tỷ đồng.
Cáo trạng cho biết đường dây này đã “lộ sáng” sau cuộc kiểm tra nghĩa vụ thuế tại tỉnh Phú Thọ vào tháng 10/2022, Công an tỉnh phát hiện 31 hóa đơn VAT giả mạo với tổng giá trị hàng hóa ghi trên 8,7 tỷ đồng tại một công ty thuộc thị xã Phú Thọ.
Theo kết quả điều tra, “ông trùm” Nguyễn Minh Tú, 30 tuổi, lao động tự do, đã thuê 3 “đàn em” mua 646 doanh nghiệp thông qua giao dịch trực tuyến, với chi phí 50-60 triệu đồng mỗi doanh nghiệp. Các “đàn em” của ông Tú sau đó tự tạo hóa đơn, khai khống doanh số mua vào và giảm doanh số bán ra khi nộp tờ khai thuế điện tử.
Ngoài ra, ông Tú đã thiết lập một mạng lưới trung gian (F1) để bán hóa đơn VAT. Để làm cho quy trình thanh toán hợp pháp hóa, ông Tú đã mua 6 công ty tài chính và giao cho bị can Võ Tấn Lộc, 26 tuổi, quản lí.
Ông Tú và ông Lộc còn sử dụng sim “rác”, đăng ký Internet Banking để giao dịch với các doanh nghiệp có nhu cầu mua hóa đơn giả mạo. Họ đã ngụy tạo giao dịch, coi như hoàn thành thanh toán, theo cáo trạng của VKS.
Theo cáo buộc, trong 22 tháng hoạt động, Tú đã bán khoảng 1.025.712 hóa đơn VAT giả mạo cho 88.053 doanh nghiệp và thu lời 0,7-1,5% doanh số.
Nhà chức trách ước tính rằng theo thỏa thuận phần trăm hưởng lợi giữa Tú và các trung gian, Tú đã thu lời khoảng 510 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền mà Tú đã thu được tính đến thời điểm bị khởi tố là 294 tỷ đồng. Do đó, số tiền này được xác định là số tiền bất chính từ hành vi phạm tội, trong đó chia đàn em, trả tiền mua doanh nghiệp, tổng hơn 43 tỷ đồng.
Theo VKS, trong quá trình tố tụng, Nguyễn Minh Tú đã tự nguyện nộp 15 tỷ đồng, tổng số tiền bị can này còn phải khắc phục là 235 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cơ quan điều tra còn xác định rằng để xuất các hóa đơn cho các loại hàng hóa đòi hỏi chứng minh nguồn gốc như đất, cát, sỏi, gỗ, xăng dầu, thực phẩm…, Tú đã mua 32 con dấu giả của các cơ quan có thẩm quyền như UBND các tỉnh, các sở, ngành và cơ quan đăng kiểm, kiểm định, công chứng qua Internet. Sau đó, ông đã sử dụng những con dấu này để tạo ra các bộ hồ sơ giả mạo, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được ghi trên các hóa đơn, sau đó chuyển cho các doanh nghiệp mua hóa đơn để thanh toán và quyết toán với cơ quan thuế.