Nộp tài sản tham ô thoát án tử
Trước việc nhiều vụ án tham nhũng bị phanh phui như hiện nay, dư luận vô cũng bàng hoàng, lo lắng về sự phát triển của đất nước vì nếu “quan tham” thì đất nước khó mà đi lên được. Đối với việc xét xử quan tham, quy định cho “nộp tiền chuộc mạng” vừa góp phần vào việc nhanh chóng thu hồi được tài sản tham nhũng, vừa triệt tiêu tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con” tồn tại ở không ít người.
Mục lục
Không thi hành án tử nếu chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ
Khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 quy định không thi hành án tử hình nếu người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ…
Cho đến thời điểm hiện tại, cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son là người đầu tiên được áp dụng quy định này. Ông Nguyễn Bắc Son thoát án tử không phải do được áp dụng theo nghĩa gốc của điều luật. Sở dĩ ông thoát án tử là do việc khắc phục được thực hiện ngay khi tòa đang xử, nhờ đó ông được tòa tuyên án chung thân. Chuyện khắc phục hậu quả không phải xảy ra sau khi ông đã bị kết án tử nên ông được “không thi hành án tử hình”. Khi phiên tòa đang diễn ra, gia đình cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã nộp lại 66 tỉ đồng.
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Thủ Đoạn Tinh Vi Làm Giả Giấy Tờ Chiếm Đoạt Tiền Ngân Hàng
- Xử Phạt Nặng Hàng Loạt Trường Hợp Bán Lẻ Thuốc Lá Lậu
Cụ thể hơn, khi đang xét xử sơ thẩm, trước ý nguyện của ông Son và gia đình, tòa đã cho dừng phiên xử, tạo điều kiện cho bị cáo nộp lại tài sản. Trong thời gian này, gia đình ông Son đã nộp đủ 66 tỉ đồng tiền tham nhũng. Từ đó, tòa đã tuyên phạt ông mức án chung thân với nhận định “gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã thay mặt nộp 66 tỉ đồng, tiền nhận hối lộ được khắc phục nên không cần thiết áp dụng hình phạt tử hình như VKS đề nghị”.
Mới đây, nghị quyết số 03/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn rõ ràng, chi tiết việc áp dụng điều luật nói trên. Theo đó, chỉ cần trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
Như vậy, ngoài việc không tuyên án tử hình (nếu khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình), người phạm tội còn không bị xử mức án cao nhất quy định tại khung hình phạt mà người đó bị truy tố, xét xử. Đây là động thái rất đáng ghi nhận của cơ quan xét xử cao nhất nhằm góp phần quan trọng thúc đẩy công cuộc phòng, chống tham nhũng của nước nhà.
Hạn chế tử hình là xu hướng tiến bộ chung của thế giới
Việc hạn chế hình phạt tử hình này còn phù hợp với xu hướng tiến bộ chung của thế giới. Tại Hội nghị Toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 (diễn ra ngày 12-12-2020) Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Đi đôi với tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng cũng được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng”.
Khi dự thảo BLHS 2015 mới đưa ra để nhân dân góp ý, nội dung này quy định ở Điều 40 của dự luật này (khi còn ở dự thảo, đó là Điều 39). Khi đó, không ít chuyên gia lo ngại quy định này có thể sẽ ảnh hưởng đến tính răn đe, phòng ngừa chung trong công cuộc phòng, chống tham nhũng vì ngay khi có ý định tham nhũng, quan tham sẽ nghĩ nếu bị phát hiện, họ chỉ cần nộp lại từ 3/4 tài sản tham nhũng thì đã có thể thoát án tử hình… Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng đấu tranh trong công cuộc phòng, chống tham nhũng không chỉ bằng chế tài, trừng trị, tội tù… khi phát hiện ra kẻ tham nhũng. Việc phòng, chống tham nhũng như chúng ta đã thấy còn là hoàn thiện thể chế, là tăng cường sự giám sát của các ngành, các cấp và sự giám sát của nhân dân…
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 còn góp phần mang lại hiệu quả tốt cho việc thu hồi tài sản tham nhũng. Bởi nếu biết dù có nộp hay không nộp lại tài sản tham nhũng vẫn bị kết và bị thi hành án tử, rất có thể quan tham sẽ chọn cách không nộp lại tài sản. Mục tiêu kép và là điểm tích cực của điều luật góp phần mang lại thành công trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của nước nhà, chúng ta vừa đảm bảo yếu tố trừng trị, răn đe, vừa thúc đẩy việc thu hồi tài sản tham nhũng diễn ra thuận lợi.
Mặt khác, điều luật nói trên còn là sự thể chế hóa chủ trương hạn chế hình phạt tử hình được xác định tại các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 49/NQ-TW.
Quy định Không thi hành án tử nếu chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ là quy định không chỉ mang lại hiệu quả trong cuộc chiến chống tham những mà còn phù hợp với xu hướng chung của thế giới, nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân.