Tìm hiểu quy định góp vốn điều lệ theo Luật Doanh nghiệp mới nhất
Quy định góp vốn điều lệ là một trong những quy định pháp luật quan trọng được điều chỉnh cụ thể, chi tiết tại Luật Doanh nghiệp 2020. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều được pháp luật hướng dẫn thời gian, cách thức góp vốn khác nhau. Bạn cần nắm rõ các thông tin pháp lý này để có thể thực hiện thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp chính xác, hiệu quả nhất.
Mục lục
Góp vốn là gì? Tài sản nào được dùng để góp vốn?
Định nghĩa về hoạt động góp vốn
Góp vốn là việc các tổ chức, cá nhân cùng nhau góp tài sản của mình để thành lập doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục theo quy định góp vốn điều lệ là một trong những điều kiện bắt buộc để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động hợp pháp. Cụ thể, tại khoản 18 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ:
“18. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”
- Tổng Giám đốc doanh nghiệp xăng giả ở Sài Gòn bị bắt
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- TAND TP Thái Bình tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ trẻ 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
Tài sản dùng để làm vốn góp
Quy định góp vốn điều lệ có nêu rõ các loại tài sản và quyền sở hữu có thể sử dụng làm tài sản góp vốn. Tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Một số quy định góp vốn điều lệ đối với một số loại hình doanh nghiệp
Hiện tại, các loại hình doanh nghiệp phổ biến cần góp vốn thành lập bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi loại hình đều được pháp luật hướng dẫn thời gian và hình thức góp vốn cụ thể.
Góp vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia làm hai loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các thành viên phải hoàn tất thủ tục góp vốn trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Góp vốn điều lệ đối với công ty cổ phần
Với số vốn được chia thành các phần bằng nhau, cổ đông của công ty cổ phần phải đăng ký số cổ phần muốn mua để góp vốn vào loại hình doanh nghiệp này. Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.”
Giấy chứng nhận phần vốn góp có nội dung gì?
Giấy chứng nhận phần vốn góp là tài liệu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải cấp cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn của họ. Về cơ bản, nội dung chính của giấy chứng nhận này bao gồm các thông tin:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty
- Vốn điều lệ của công ty
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức
- Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty
Quy định góp vốn điều lệ rất quan trọng trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Bạn cần tham khảo và tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để thực hiện hoạt động góp vốn chính xác, hiệu quả nhất. Tham khảo thêm các thông tin pháp lý liên tục được cập nhật tại trang https://luatsuquocte.com.