Luật ly hôn Việt Nam quy định như thế nào về phân chia tài sản?
Luật ly hôn là từ thường xuyên được sử dụng dùng để chỉ về các quy định ly hôn tại Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hàng tại Việt Nam. Hôn nhân là mối quan hệ dân sự hết sức đặc biệt được pháp luật bảo hộ, vì vậy khi muốn chấm dứt mối quan hệ này, hai bên vợ chồng vẫn cần tuân thủ chặt chẽ theo trình tự mà pháp luật đã hướng dẫn. Tìm hiểu thêm thông tin pháp lý về phân chia tài sản khi ly hôn ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Chế độ tài sản vợ chồng trong hôn nhân
Để hiểu rõ hơn về phân chia tài sản theo luật ly hôn, trước hết cần xác định được vợ chồng đang áp dụng chế độ tài sản nào trong thời kỳ hôn nhân.
Chế độ tài sản ước định
Chế độ tài sản ước định hay chính xác hơn là chế độ tài sản theo thỏa thuận vợ chồng. Pháp luật cho phép vợ chồng tự thỏa thuận với nhau các vấn đề về tài sản trong hôn nhân nha: Cách xác lập tài sản chung, tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với từng khối tài sản, xử lý nợ,… Dù tự thỏa thuận, tuy nhiên vợ chồng cần đảm bảo các thỏa thuận này phù hợp với các quy định, nguyên tắc hôn nhân chung mà pháp luật đã hướng dẫn.
- Luật Hôn nhân Gia đình quy định về phân chia tài sản khi ly hôn
- Toà sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong xét xử vụ việc ly hôn
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Thủ Đoạn Tinh Vi Làm Giả Giấy Tờ Chiếm Đoạt Tiền Ngân Hàng
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
Chế độ tài sản pháp định
Trường hợp vợ chồng không có nhu cầu tự thỏa thuận và xác lập chế độ tài sản, các quy định về tài sản vợ chồng sẽ được áp dụng theo các quy định sẵn có mà pháp luật hướng dẫn. Ngoài ra, chế độ tài sản pháp định cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp:
- Có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
- Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng
Thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn
Nếu vợ chồng đang áp dụng chế độ tài sản ước định hợp lệ, khi thực hiện chia tài sản theo luật ly hôn, sẽ thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.”
Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn
Trường hợp đang áp dụng chế độ tài sản pháp định khi thực hiện chia tài sản theo luật ly hôn, sẽ phải áp dụng các nguyên tắc tại khoản 2, khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”
Để có thể thực hiện chia tài sản theo luật ly hôn được chính xác và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo thêm các quy định hiện hành cho các trường hợp cụ thể tại trang https://luatsuquocte.com.