“Ẩn giấu” điều gì sau chuyến tàu tới Kiev của lãnh đạo Đức, Pháp, Ý?
Ngày 16/6 vừa qua, thủ đô Kiev (Ukraine) đã chào đón sự tới thăm của bốn vị lãnh đạo là Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi và Tổng thống Romania – ông Klaus Iohannis. Nhiều tuyến đường bộ do không phân Ukraine bị đóng cửa và tàn phá nặng nề do giao tranh, các lãnh đạo phương Tây lựa chọn như một phương án khả dĩ nhất để đến Kiev ở thời điểm hiện tại đó chính là tàu hỏa.
Trên hai chuyến tàu đêm dài hơn 11 giờ đồng hồ từ Ba Lan đến Kiev các lãnh đạo Đức, Pháp, Ý chọn di chuyển thì với nhà Lãnh đạo Romania thì lại chuyến đi riêng. Tại sao không phải các phương tiện nào khác từ châu u đến Kiev mà lại bằng các phương tiện tàu hoả?
Mục lục
Rất ít lựa chọn thay thế
Theo tờ DW, hành trình di chuyển đến Kiev của các nhà lãnh đạo này vô cùng nguy hiểm khi phải trực tiếp đối mặt với vấn đề an ninh, cùng với đó là sự bảo mật về thông tin cũng là một trong số những yếu tố đau đầu của các nhà lãnh đạo cấp cao phương Tây, song lại có rất ít lựa chọn thay thế cho quá trình di chuyển.
Quân Nga đã tìm cách để cố gắng tiếp cập xuyên thủng hệ thống phòng thủ từ phía bắc và phía tây thành phố Kiev vào ngày 15-3, và chỉ cách thủ đô Ukraine vài km. Theo thông tin được thông báo thì khi đó, toàn bộ Kiev đã bị các trận pháo kích lớn xảy ra sự rung chuyển do từ phía quân đội Nga. Mặc dù, ngay sau đó quân đội Nga đã rút khỏi Kiev, nhưng không phận Ukraine đã bị đóng cửa để đảm bảo sự an toàn kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự mà Nga phát động ngày 24-2,các lãnh đạo phương Tây dường như không thể đến thủ đô của Ukraine bằng bất kỳ phương tiện nào khác ngoài tàu hỏa vì nhiều tuyến đường bộ vẫn chưa thể đi lại được do giao tranh giữ hai quân đội Nga và Ukraine.
Mặc dù các cuộc giao tranh tại thời điểm này chủ yếu diễn ra tại miền đông Ukraine, để nhận thấy rõ ràng rằng hành trình đến Kiev bằng tàu hỏa không phải là không có rủi ro. Vì quân đội Nga vẫn đang tiếp tục làm gián đoạn cung cấp vũ khí của Ukraine bằng cách pháo kích các đường ray, cầu và ga xe lửa của các chính phủ phương Tây.
Ngoài chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung và Đông u, các chính trị gia hàng đầu khác, như Chủ tịch Ủy ban châu u Ursula von der Leyen, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã đến thăm Kiev trong thời gian vừa qua. Chuyến đi thường được bắt đầu từ chuyến tàu ở biên giới Ba Lan. Các phái đoàn tới thăm Kiev luôn được các nhân viên an ninh quốc gia của họ cũng như các nhân viên an ninh Ukraine đảm bảo sự an toàn cao nhất trong suốt chuyến đi.
Khó bảo mật thông tin
Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là bảo mật thông tin nội bộ ngoại giao trong quá trình di chuyển của các nhà lãnh đạo phương Tây đến Kiev. Tất cả các chuyến thăm chr được công bố sau khi hoàn tất, ví dụ chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin diễn ra vào tháng 4 vừa qua chỉ được công bố sau khi được hoàn tất, vì lo ngại bị phía Nga nhắm mục tiêu bằng tên lửa gây nguy hiểm đến các các vị Nguyên thủ quốc gia.
Mặc dù tình hình chiến tranh căng thẳng là thế nhưng Thủ tướng Ba Lan – ông Mateusz Morawiecki đã bị chỉ trích vì đã thông báo về chuyến thăm của ông khi đang di chuyển trên đường đến thủ đô Ukranie. Trao đổi với nhóm phóng viên đài CNN: “Việc thể hiện tình đoàn kết là đáng hoan nghênh, nhưng nhà lãnh đạo Ba Lan đã hơi quá vội vã khi công bố sớm như vậy” – theo lời chia sẻ của Chủ tịch công ty đường sắt Ukraine – ông Oleksandr Kamyshin cho biết.
Ngoài ra, kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu, chính ông Kamyshin và các đồng nghiệp, công nhân của mình đã phải cố gắng nỗ lực gấp bội rất lớn để có thể đảm bảo mọi chuyến hành trình đều có thể về đích an toàn. Ông Kamyshin còn cho biết thêm: “Thậm chí còn không tiết lộ với con mình về vị trí tàu. Mọi người nên hiểu rằng giao tranh đang hiện hữu, nhưng rõ ràng là tôi không thể yêu cầu các thủ tướng làm việc này việc kia” – ông nói.
Vì lý do an ninh mà công chúng chỉ được biết đến chuyến thăm này cho đến khi Đại sứ quán Ukraine ở London đăng một bức ảnh ông Johnson gặp Tổng thống Ukraine – ông Volodymyr Zelensky ở Kiev sau nhiều lần chuyến đi của Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng bị hoãn nhiều lần.
Sau khi đến Kiev, các chính trị gia thường chỉ dành một vài giờ ở một trong những toa tàu Ukraine hạng sang được đóng vào năm 2014 chỉ được sử dụng để đưa những khách du lịch giàu có đến tận hưởng tại Crimea. Sau khi gặp được trực tiếp Tổng thống Zelensky để cùng đến thăm các vùng ngoại ô bị tàn phá nặng nề sau cuộc giao tranh của Ukraine và có thể thưởng thức một bữa ăn.
Để trở về với sự bình an thì tàu hỏa vẫn là lựa chọn an toàn nhất trong im lặng đến khi chuyến hành trình kết thúc. Ngay cả khi giữ được bí mật về cuộc hành trình, công ty đường sắt Ukraine luôn cố gắng làm cho các phái đoàn phương Tây cảm thấy thoải mái nhất có thể mặc dù cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo.