Bộ Luật Dân sự mới nhất – Các quyền nhân thân của cá nhân
Quyền nhân thân là một trong các quyền quan trọng bậc nhất đối với mỗi cá nhân trong quá trình sinh sống, hoạt động của mình. Bộ Luật Dân sự mới nhất đã làm rõ hơn các quy định về quyền nhân thân cũng như xác lập nguyên tắc, quy định hướng dẫn về những loại quyền này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nội dung pháp lý về quyền nhân thân ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Quyền nhân thân là gì?
Quyền nhân thân dưới góc độ pháp lý dân sự là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân bao gồm: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. Hay đơn giản có thể hiểu, quyền nhân thân chính là các quyền của cá nhân với giá trị nhân thân của mình được pháp lý ghi nhận và bảo hộ.
Đối với các chủ thể chưa đảm bảo được năng lực dân sự, khi xác lập các quan hệ dân sự về nhân thân phải thực hiện trên nguyên tắc tại khoản 2 Điều 25 Bộ Luật Dân sự 2015:
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Đề xuất của Bộ Công an: Tịch thu xe máy với hành vi lái xe nguy hiểm
- Yêu khi chỉ mới 14 tuổi, thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu sát hại
- Hai Cực Công An “Biến Chất” Hợp Tác Cùng Bà Trùm Buôn Ma Tuý
“Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Đặc điểm của quyền nhân thân theo luật dân sự mới nhất
Để có thể hiểu rõ hơn về quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự mới nhất, cần nắm được các đặc điểm đối với loại quyền này:
- Là quyền luôn gắn với một cá nhân xác định
- Là loại quyền chưa thể đong đếm chính xác bằng giá trị tài sản. Vì quyền nhân thân sẽ thiên về nhóm lợi ích về tinh thần, các giá trị tài sản được tạo ra từ quyền nhân thân thực chất được mang lại từ giá trị tinh thần của người sở hữu.
- Quyền nhân thân được xác lập trực tiếp thông qua quy định pháp luật, chứ không phát sinh từ các sự kiện pháp lý dân sự.
- Quyền nhân thân là loại quyền tuyệt đối.
Các loại quyền nhân thân trong luật Dân sự mới nhất
Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ các quyền nhân thân tại mục 2 Chương III bao gồm các quyền sau:
- Quyền có họ, tên
- Quyền thay đổi họ
- Quyền thay đổi tên
- Quyền xác định, xác định lại dân tộc
- Quyền được khai sinh, khai tử
- Quyền đối với quốc tịch
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
- Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
- Quyền xác định lại giới tính
- Chuyển đổi giới tính
- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
Để có thể hiểu rõ nhất về từng loại quyền nhân thân trong quy định của luật dân sự mới nhất, bạn có thể tham khảo trực tiếp thông qua các bài viết chia sẻ công khai trên trang https://luatsuquocte.com của chúng tôi.