Công ty Sabeco bị khởi kiện vì bán sản phẩm lỗi
Ngày 26/9, TAND TP HCM đã ra quyết định đình chỉ xét xử vụ kiện đòi bồi thường ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn Nguyễn Phương Du, trú tại Gò Vấp, và bị đơn là Tổng công ty Cổ phần bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Hội đồng xét xử (HĐXX) cho biết, vào ngày 12/9, nguyên đơn đã nộp đơn xin hoãn phiên tòa và được toà chấp nhận. Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, người đại diện theo uỷ quyền của ông Du tiếp tục gửi đơn xin hoãn với lý do “bận tham gia một phiên tòa hình sự tại tòa án khác”.
Do đó, tòa đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai, lý do mà phía nguyên đơn đưa ra không thuộc vào trường hợp bất khả kháng để được hoãn phiên tòa. Điều này được coi như nguyên đơn đã “từ bỏ quyền khởi kiện” theo điểm c khoản 2 Điều 217 trong Bộ luật Tố tụng Hình sự.
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Thủ Đoạn Tinh Vi Làm Giả Giấy Tờ Chiếm Đoạt Tiền Ngân Hàng
- Xử Phạt Nặng Hàng Loạt Trường Hợp Bán Lẻ Thuốc Lá Lậu
HĐXX công bố rằng “Nguyên đơn không có quyền khởi kiện lại nếu nội dung không có gì mới so với yêu cầu khởi kiện ban đầu. Người khởi kiện có quyền kháng cáo về quyết định đình chỉ của tòa”.
Theo đơn khởi kiện, vào đầu tháng 9/2018, ông Du đã mua một két bia Sài Gòn đỏ về. Ông khui 1 chai để uống thì thấy trong chai chỉ còn lại 1/2 lượng bia và có mùi hôi. Một chai khác còn nguyên nắp, nguyên tem và hạn sử dụng đến năm 2019 nhưng bên trong chỉ có 1/4 chất lỏng.
Ông Du cho rằng nước trong chai có thể là bia cũ, hoặc nước sục rửa, nhưng nhà máy vẫn đưa vào đóng nắp. Ông đã phản ánh việc này tới Sabeco ngay hôm đó nhưng hơn nửa tháng sau (ngày 26/9/2008) thì đại diện công ty mới đến ghi nhận vụ việc và “ngó lơ không một lời giải thích”.
Ông Du đề nghị tòa buộc Sabeco bồi thường thiệt hại gần 40 triệu đồng, bao gồm: trị giá của chai bia là 10.500 đồng, tổn thất tinh thần (tương đương 10 tháng lương tối thiểu tại khu vực TP HCM) 39,8 triệu đồng; đồng thời yêu cầu Sabeco xin lỗi ông (với tư cách là người tiêu dùng) công khai trên 4 tờ báo trong 3 số liên tiếp. Sau đó, nguyên đơn còn yêu cầu Sabeco bồi thường một triệu USD. Tuy nhiên, trong lần xét xử hồi tháng 4/2021, ông Du đã rút lại yêu cầu khởi kiện đòi một triệu USD.
Đại diện của Sabeco đã bày tỏ quan điểm rằng việc nguyên đơn đòi bồi thường một triệu USD là không hợp lý và không phải là mục đích tiêu dùng của một khách hàng thông thường. Họ đã đề nghị tòa án chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để làm rõ động cơ yêu cầu bồi thường này.
Ngoài ra, luật sư đại diện cho Sabeco cũng đề nghị HĐXX đình chỉ vụ án vì cho rằng ông Du không có tư cách khởi kiện. Thêm vào đó, thông tin này chỉ dựa trên phản ánh một chiều từ phía nguyên đơn. Hiện nay có nhiều hướng dẫn về việc lấy bớt bia trong chai mà không cần mở nắp, do đó, nếu có ai có mục đích, động cơ không lành mạnh thì sẽ dễ dàng thực hiện.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn khẳng định rằng ông Du có đủ tư cách để khởi kiện. Dựa vào hóa đơn mua hàng thì xác định rằng chính ông Du là người mua hàng bao gồm chai bia bị lỗi. Ông Du đã chi tiền để mua bia nên đương nhiên là người tiêu dùng. Pháp luật quy định rằng người tiêu dùng không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất. Hơn nữa, mục đích tiêu dùng của ông Du khi mua chai bia thì không có luật pháp nào đặt ra.
Sau đó, HĐXX đã tạm dừng phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ và giám định chai bia được cho là bị lỗi.
Theo kết luận mới nhất từ cuộc giám định vào tháng 6 năm nay, nhãn mác trên chai bia cần giám định không phải được in ra từ bản in mẫu.