Hai phụ nữ bị xử lý vì đăng tin giả hơn 100 ca mắc COVID-19 ở Hà Nội
Mạng xã hội phát triển kéo theo đó là nhiều vấn đề liên quan đến việc đăng tải thông tin giả mạo, sai sự thật. Mới đây, khi cả nước đồng lòng chống dịch covid thì 2 phụ nữ đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 trên bàn huyện Gia Lâm lên mạng xã hội. Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã lập hồ sơ xử lý trường hợp này.
Mục lục
Đăng thông tin về Covid sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân
Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an huyện Gia Lâm cũng xác minh, làm rõ chị N.T.S (SN 1990, trú tại Đình Xuyên, Gia Lâm) về việc sử dụng tài khoản Zalo cá nhân đăng tải nội dung: “Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid đang có diễn biến nghiêm trọng, đặc biệt là thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng đã có 7 người dương tính”… Quá trình làm việc, chị S thừa nhận hành vi vi phạm của bản thân và xoá bỏ bài viết trên.
Công an huyện Gia Lâm cũng phát hiện tài khoản facebook “N.H” đăng tải nội dung: “Ninh Hiệp 149 người dương tính. Mọi người cần bảo vệ ngay”.
- Thiếu nữ làm công nhân thời vụ bị trộm giết
- Không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt nghiêm
- Làm Thất Thoát 308 Tỷ Đồng – Cựu Lãnh Đạo Tỉnh Bình Thuận Chuẩn Bị Hầu Tòa
- Phán Quyết Sơ Thẩm Cho 17 Bị Cáo Trong Vụ Án “Chuyến Bay Giải Cứu”
- Cựu Quan Chức Xin Khoan Hồng: Những Hệ Lụy Của Văn Hóa Phong Bì
Tiến hành xác minh, Công an huyện Gia Lâm đã làm rõ và triệu tập chủ tài khoản Facebook trên là chị N.T.H (SN 1984, trú tại Phù Đổng, Gia Lâm) đến làm việc. Tại cơ quan công an, chị H đã thừa nhận việc đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội, xoá bỏ bài viết và cam kết không tái phạm.
Đây là những thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Xử lý hành vi đăng tin giả
Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020 quy định:
“3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,…) về tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ bị xử phạt như sau:
+ Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà mình đã đăng tải.
Trường hợp, người nào có hành vi đưa lên mạng xã hội thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hành vi đăng tin giả sai sự thật là hành vi vô cùng đáng bị lên án, đặc biệt hơn là thông tin liên quan đến dịch Covid. Khi cả nước đang oằn mình từng ngày để khống chế dịch, nhân dân lo lắng về một cái tết đoàn viên thì hành vi của hai người phụ nữ càng gây hoang mang, ảnh hưởng trong nhân dân. Hành vi này cần bị xử lý nghiêm, răng đe cho những người khác.