Khởi tố 4 bị can liên quan đến sai phạm ở Tịnh thất Bồng lai
Sáng ngày 7/1/2022, Công an huyện Đức Hòa cho biết đã khởi tố 4 bị can ở Tịnh thất Bồng lai (Thiền am bên bờ vũ trụ) về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Mục lục
Khởi tố 4 bị can ở Tịnh Thất Bồng Lai
Ngoài ông Lê Tùng Vân, 3 bị can khác là Lê Thanh Hoàn Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (30 tuổi) và Lê Thanh Trùng Dương (26 tuổi). Hiện các bị can đã bị bắt tạm giam, riêng ông Vân được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo cơ quan điều tra, công an nhận được nhiều tin báo về dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi kêu gọi và nhận tiền quyên góp từ thiện ở Tịnh thất Bồng lai trong thời gian qua. Cảnh sát đã bắt quả tang hành vi này và khám xét nhà bà Cao Thị Cúc (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) và mời những người sống ở đây về làm việc.
- Từ vụ Tịnh thất Bồng lai: Phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Yêu khi chỉ mới 14 tuổi, thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu sát hại
- Bi Kịch Gia Đình: Bà Vợ Gây Ra Thảm Kịch Sau Những Cơn Say Của Chồng
Công an tỉnh Long An cho rằng, thời gian qua những người tại tịnh thất Bồng Lai đã “lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để kêu gọi lòng tốt của mọi người trong và ngoài nước giúp đỡ, nhằm trục lợi cá nhân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, dư luận xã hội”. Căn cứ tài liệu thu thập và các hành vi sai phạm của những người đang sinh sống tại hộ bà Cúc, ngày 3/1 cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án.
Trước đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An khẳng định nơi này không phải là cơ sở Phật giáo.
Quy trình tố tụng hình sự trong luật hiện hành
Khởi tố là bước đầu tiên của quy trình tố tụng hình sự. Theo đó, các giai đoạn của quy trình này bao gồm:
Giai đoạn khởi tố vụ án
Cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khác theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn điều tra
Trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ làm rõ đối tượng chứng minh để ra kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn truy tố
Trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.
Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
– Truy tố bị can trước Tòa án;
– Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
– Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Giai đoạn xét xử
– Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, toà án cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) tiến hành xét xử vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
– Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Theo nhiều quan điểm thì xét xử phúc thẩm không phải là một giai đoạn trong tố tụng hình sự.
Sau giai đoạn xét xử, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Hiện nay thi hành án có được xem là một giai đoạn trong tố tụng hình sự hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi.