Khởi tố ông Phan Quốc Việt liên quan vụ việc thổi giá kit test
Ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và các đối tượng có liên quan bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố và bắt giam để điều tra về việc nâng khống giá bộ xét nghiệm Covid-19.
Mục lục
Khởi tố ông Phan Quốc Việt liên quan vụ việc thổi giá kit test
Theo tìm hiểu, ông Phan Quốc Việt là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á. Công ty này đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận (TP.HCM).
Trong diễn biến mới đây, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) khởi tố và bắt giam để điều tra về việc nâng khống giá bộ xét nghiệm Covid-19.
- Thương tâm trước cái chết của bé gái 8 tuổi bị bạo hành
- Xét xử vụ kiện liên quan đến ‘mua ghế’ ban giám khảo cuộc thi Miss Grand International
- 111 đối tượng đòi nợ cho ngân hàng theo kiểu ‘xã hội đen’ bị tuyên án
- Cách cựu Chủ tịch NXB Giáo dục nhận hối lộ qua các năm
- Bỗng nhiên ‘bốc hơi’ 5,3 tỷ đồng khỏi tài khoản ngân hàng
Ngày 10/12, C03 Bộ Công an tiến hành khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An và triệu tập ghi lời khai trên 30 đối tượng có liên quan.
Theo tài liệu điều tra bước đầu, Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm Covid. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, ông Việt khai nhận, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các tỉnh trên cả nước và sản phẩm kit test Covid thuộc danh mục được chỉ định thầu rút gọn nên Công ty Việt Á chủ động cung ứng sản phẩm cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó, Công ty Việt Á thông đồng với lãnh đạo các đơn vị nhận cung ứng để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu. Hình thức chỉ định thầu được sử dụng bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Đến nay, bước đầu C03 Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng. Phan Quốc Việt đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương với số tiền gần 30 tỷ đồng.
Có dấu hiệu vi phạm tội quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Hành vi của Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan tại CDC Hải Dương, Công ty Việt Á là vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, vi phạm các điều cấm quy định tại Luật Đấu thầu, có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.”