Luật Công chứng quy định như thế nào về công chứng viên?
Công chứng là một trong những loại hình dịch vụ công được Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm đảm bảo an toàn và lợi ích của các bên khi tham gia các hợp đồng, giao dịch… Để trở thành công chứng viên, cá nhân cần hội tụ và đáp ứng đầy đủ về điều kiện, trình tự mà Luật Công chứng cũng như các văn bản pháp lý liên quan khác quy định, hướng dẫn.
Mục lục
Một số thuật ngữ pháp lý về hoạt động công chứng
Hoạt động công chứng là hoạt động không thể thiếu trong các giao dịch dân sự hàng ngày của đời sống xã hội. Cụ thể các thuật ngữ về hoạt động này được Luật Công chứng 2014 định nghĩa chi tiết tại Điều 2 như sau:
- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
- Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
- Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này
- Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tiêu chuẩn của công chứng viên
Công chứng viên là người cung cấp dịch vụ công được Nhà nước ủy nhiệm thực hiện; đồng thời mỗi công chứng viên đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể bao gồm:
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Đề xuất của Bộ Công an: Tịch thu xe máy với hành vi lái xe nguy hiểm
- Yêu khi chỉ mới 14 tuổi, thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu sát hại
- Hai Cực Công An “Biến Chất” Hợp Tác Cùng Bà Trùm Buôn Ma Tuý
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng
Đồng thời, công chứng viên còn cần phải là những cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên.
Trình tự thông thường để trở thành công chứng viên
Để trở thành công chứng viên, bạn phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện theo từng cấp được hướng dẫn tại luật Công chứng hiện hành. Cụ thể:
Bước 1: Lấy bằng cử nhân Luật
Bạn cần tham gia các khóa học luật từ những cơ sở đào tạo hợp pháp được cấp phép đào tạo bài bản. Thông thường, thời gian trung bình để lấy bằng cử nhân Luật kéo dài 04 năm.
Bước 2: Tham gia khóa đào tạo nghề công chứng
Khi đã có bằng cử nhân Luật, bạn sẽ được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng kéo dài 12 tháng. Cơ sở đào đào nghề công chứng hiện tại là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
Bước 3: Tập sự hành nghề công chứng
Sau khi hoàn tất khóa đào tạo nghề công chứng, bạn cần đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Sau khi hoàn tất ba bước trên, bạn có thể nộp hồ sơ yêu cầu bổ nhiệm Công chứng viên đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng để trở thành công chứng viên hợp pháp. Chi tiết hơn về những quy định pháp lý về hoạt động công chứng theo pháp luật công chứng hiện hành, bạn có thể tham khảo tại những bài viết khác của chúng tôi trên trang https://luatsuquocte.com.