Người dân đăng ký tạm trú đã thuận lợi hơn trước
Người dân có thể kê khai, chỉnh sửa hồ sơ tạm trú hoặc thực hiện thông báo lưu trú qua cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Khi Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư đi vào vận hành từ ngày 1-7-2021, cũng là lúc các thủ tục hành chính liên quan đến cư trú được đơn giản hóa, thuận lợi hơn.
Ngoài việc đăng ký hộ khẩu được thuận tiện hơn như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin thì việc đăng ký các thủ tục về tạm trú, lưu trú cũng được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng qua mạng.
- Từ 1-7-2021, 5 địa điểm bị cấm đăng ký thường trú, tạm trú
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- TAND TP Thái Bình tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ trẻ 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
Theo mẫu tờ khai mới, người dân không phải khai quá nhiều vì thông tin đã có trong CSDL quốc gia về dân cư.
Mục lục
Kê khai thông tin đơn giản hơn
Ông LVQ, một chủ nhà trọ tại phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP.HCM, cho biết về việc đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú thì ông sẽ là người đi đăng ký tạm trú hoặc thông báo lưu trú cho người thuê trọ. Tùy vào từng thời điểm mà sẽ tiến hành các thủ tục khác nhau.
Ví dụ có thời điểm người ở trọ cư trú ổn định, không chuyển trọ thì hai năm đi gia hạn tạm trú cho những nhân khẩu đó một lần. Còn đối với những người có thời gian cư trú ngắn hơn (ở tạm, dưới 30 ngày), thì chỉ cần thông báo đến công an phường là được, không cần đăng ký tạm trú.
Về thủ tục đăng ký tạm trú, ông Q cho biết hồ sơ gồm có: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ sở hữu về nhà đất; hợp đồng cho ở nhờ (hoặc cam kết cho người khác ở nhờ) và CMND/CCCD của những người ở trọ.
Khi hoàn tất, mang một bộ hồ sơ đến công an phường để nộp. Sau đó công an khu vực sẽ xuống xác minh để biết thực tế có người đang cư trú tại đó hay không.
“Điểm tôi thấy thuận lợi nhất là theo mẫu tờ khai mới thì không cần khai nhiều thông tin như mẫu bản khai cũ. Ví dụ như không cần khai nơi sinh, dân tộc, quốc tịch… vì hiện nay các dữ liệu này của công dân đã có hết trong CSDL quốc gia về dân cư. Nhìn chung thủ tục đơn giản hơn trước” – ông Q nói.
Một trường hợp khác, anh ĐHL, ở phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết anh đang ở nhờ nhà người thân và đang thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại đây. Thay vì lựa chọn mang hồ sơ đăng ký tạm trú trực tiếp đến trụ sở công an phường thì anh đã thực hiện thủ tục này thông qua cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an.
Chia sẻ về quá trình này, anh L cho biết các thao tác khi làm thủ tục trực tuyến rất đơn giản, người dân chỉ cần nhập thông tin hoặc chọn những lựa chọn phù hợp có sẵn trên hệ thống.
Sau đó điền đầy đủ các thông tin và chụp ảnh hoặc scan các giấy tờ (tờ khai, hợp đồng cho ở nhờ…) để tải file lên hệ thống là đã có thể gửi được.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc sai sót thì sẽ được phản hồi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, người khai chỉ cần mang hồ sơ gốc lên công an phường để nộp và đóng phí.
Việc đăng ký theo hình thức này rất thuận lợi, người dân không phải mất công chạy lên chạy xuống để sửa chữa, bổ sung hồ sơ như trước đây.
Có thể kê khai qua mạng
Liên quan đến vấn đề trên, công an một địa phương tại TP.HCM cho biết hiện nay, khi CSDL quốc gia đã đi vào vận hành, thông tin của người dân đã có trên hệ thống thì quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cũng được thuận lợi hơn vì dễ dàng truy xuất được dữ liệu một người. Trong đó, thủ tục đăng ký tạm trú cũng không là ngoại lệ.
Về cơ bản, thủ tục đăng ký tạm trú không thay đổi nhiều so với trước đây nhưng hiện nay việc thực hiện cũng thuận lợi hơn so với trước. Tờ khai thông tin cư trú theo mẫu tại Thông tư 56/2021 của Bộ Công an cũng đơn giản hơn so với mẫu cũ tại Thông tư 36/2014.
Hiện nay, người dân có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc kê khai thông tin và gửi hồ sơ qua cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an.
Tuy nhiên, cần lưu ý là hiện nay thủ tục đăng ký tạm trú đang là dịch vụ công mức độ 2, nên trường hợp nộp trực tuyến và có thông báo hồ sơ hợp lệ, người dân vẫn phải mang hồ sơ bản giấy đến trực tiếp trụ sở công an phường để nộp và đóng lệ phí.
Sau này, thủ tục đăng ký tạm trú có thể sẽ được nâng lên mức độ cao hơn (mức độ 3, mức độ 4) thì sẽ thuận tiện hơn cho người dân. So với trước đây, việc kê khai và chỉnh sửa gửi thông tin qua mạng, không phải đến trực tiếp cũng đã mang lại sự thuận lợi nhất định cho người dân.•
Thủ tục đăng ký tạm trú
Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định thủ tục đăng ký tạm trú như sau:
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản); giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trường hợp ở thuê, ở mượn, ở nhờ thì cần có văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ…)
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào CSDL về cư trú. Sau đó thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo: Báo Pháp luật.