Nhật bản yêu cầu điều tra vụ người Việt bị đánh gãy xương sườn
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản ngày 25/1/2022 đã chỉ thị nhanh chóng điều tra vụ bạo hành một thực tập sinh người Việt bị đánh gãy xương sườn gây bức xúc trong dư luận.
Mục lục
1. Video ghi lại cảnh người Việt bị bạo hành tại nơi làm việc gây bức xúc
Trong một video lan truyền trên Internet tháng này, cảnh người đàn ông bị đồng nghiệp ở công ty xây dựng đấm, đá và đánh bằng cán chối đã làm bùng lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận, AFP đưa tin.
Đến Nhật Bản từ năm 2019 theo diện thực tập sinh, người đàn ông 41 tuổi đã lên tiếng chia sẻ về khoảng thời gian khó khăn trong hai năm vừa qua, và cho biết anh không muốn các thực tập sinh Việt Nam khác ở Nhật phải trải qua điều tương tự.
- Bác Sĩ Lén Pha Thuốc Gây Sảy Thai Cho Bạn Gái
- Nghi Phạm Giấu 19 Gói Ma Túy Trong Tóc Giả Bị Bắt Giữ Tại Sân Bay
- Cựu Thứ Trưởng Bộ Công Thương Bị Truy Tố Vì Gây Thiệt Hại Hơn 1.043 Tỷ Đồng Cho Evn
- Nhóm Chủ Nợ Hành Hạ, Giết Hại Con Bạc Rồi Ném Xác Xuống Sông
- Hơn 20 Người Sản Xuất Thuốc Giả Tại Tp Hcm Bị Cảnh Sát Bắt Giữ
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Yoshihisa Furukawa cho biết đã chỉ thị cho cơ quan quản lý vấn đề nhập cư “nhanh chóng giải quyết” vụ việc.
“Những vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra đối với các thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài, chẳng hạn như bạo hành, là hoàn toàn không thể tha thứ”, ông nói trước giới truyền thông.

Mitsugu Muto, chủ tịch công đoàn nơi thực tập sinh người Việt là thành viên, cho biết những cuộc hành hung liên tục nhằm vào thực tập sinh Việt Nam từng khiến anh bị gãy răng và rách môi, và có lần còn bị gãy xương sườn.
2. Hơn 350.000 thực tập sinh đến từ các nước hiện sống tại Nhật Bản
Hơn 350.000 thực tập sinh đang sinh sống ở Nhật Bản theo chương trình được chính phủ tài trợ. Chương trình này hoạt động suốt nhiều thập niên qua.
Mục đích được tuyên bố là để giúp người lao động từ các nền kinh tế kém phát triển hơn có cơ hội học hỏi kỹ năng trong các ngành như nông nghiệp, xây dựng và chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, giới phê bình cho biết một số chủ lao động đã lợi dụng chương trình này để tìm nguồn nhân công giá rẻ, khiến các thực tập sinh có nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng. Theo một báo cáo năm ngoái của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Nhật “đã không buộc các nhà tuyển dụng và chủ lao động phải chịu trách nhiệm về hành vi lạm dụng lao động và tội lao động cưỡng bức”.