Những điều kiện hiến máu mà người tình nguyện cần biết
Hiến máu nhân đạo là một trong những nghĩa cử cao đẹp, tuy nhiên người hiến máu cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện hiến máu theo quy định. Chúng ta đều biết máu là dược liệu vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người, và hiện tại chưa có loại thuốc nào có thể thay thế giá trị của máu. Vì không thể sản xuất, đến thời điểm hiện tại nguồn máu dùng để điều trị và cấp cứu hoàn toàn được thu thập từ nguồn người tình nguyện hiến máu.
Mục lục
Vẫn cần đáp ứng điều kiện hiến máu
Tuy hiến máu hoàn toàn từ tinh thần tình nguyện, nhưng các tình nguyện viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để tham gia hiến máu nhân đạo. Các tiêu chí này được đặt ra hoàn toàn nhằm đảm bảo sức khỏe cho người hiến máu và người nhận máu trong tương lai. Các điều kiện hiến máu bao gồm:
- Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mãn tính.
- Người hiến máu không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.
- Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.
- Cân nặng: từ 45kg (với nam) và 42kg (với nữ) trở lên.
- Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường
- Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.
- Người hiến máu hoàn toàn tự nguyện, tinh thần thoải mái
Ngoài ra, cần lưu ý thêm bạn có thể hiến máu nhiều lần, nhưng phải đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.
- Cựu cán bộ công an phủ nhận ‘chạy’ án cho ”cát tặc”
- Nhân thân bí ẩn của khách mua dâm trong vụ án môi giới mại dâm 10 năm trước
- Đường dây cho vay tiền qua app bị công an Hà Nội triệt phá
- Cựu giám đốc Agribank bị TAND TP Cần Thơ khởi tố
- Đại gia Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy kết thúc 13 năm tranh chấp tài sản sau ly hôn
Lợi ích khi tham gia hiến máu nhân đạo
Không những là nghĩa cử cao đẹp, hiến máu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho những người hiến. Việc hiến máu giúp bạn loại bỏ được lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể, làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch… Từ đó sẽ giúp tinh thần sảng khoái, các chức năng cơ thể hoạt động hiệu quả hơn khi được thay thế nguồn máu mới bổ sung. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, khi thực hiện hiến máu bạn sẽ được kiểm tra, tư vấn sức khỏe toàn diện miễn phí; kèm theo đó là chế độ bồi dưỡng như:
- Hỗ trợ chi phí đi lại
- Phục vụ ăn, uống nhẹ tại chỗ
- Nhận quà tặng hiện vật
- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo. Thông qua giấy chứng nhận này, trong trường hợp không may bạn cần máu, Nhà Nước đảm bảo sẽ bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến.
Bạn cần lưu ý gì trước và sau khi hiến máu nhân đạo?
Để đảm bảo quá trình hiến máu diễn ra an toàn, bạn nên lưu ý một số hoạt động trước và sau khi hiến máu.
Đêm hôm trước ngày hiến máu bạn không nên thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu. Đồng thời, bạn cần mang giấy tờ nhân thân khi đi hiến máu.
Sau khi hiến máu, bạn cần uống nhiều nước vào những ngày tiếp theo, hạn chế các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia. Đồng thời tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
Để có thể tham gia hiến máu nhân đạo bạn nên tham khảo trước tất cả những điều kiện hiến máu, cũng như các lưu ý trước, trong và sau quá trình hiến để đạt hiệu quả tốt nhất.