Pháp luật đối với đời sống xã hội
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.
Mục lục
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội, áp dụng trên phạm vi cả nước với mọi chủ thể.
Pháp luật bao gồm các quy phạm có tính pháp luật và tính đạo đức mang tính bắt buộc chung.
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Đề xuất của Bộ Công an: Tịch thu xe máy với hành vi lái xe nguy hiểm
- Yêu khi chỉ mới 14 tuổi, thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu sát hại
- Hai Cực Công An “Biến Chất” Hợp Tác Cùng Bà Trùm Buôn Ma Tuý
Với các quy định của pháp luật, một cá nhân, tổ chức không được đặt ý kiến chủ quan trong việc có thực hiện không. Vì vậy, nếu ai đó có hành vi chống đối, làm trái quy định của pháp luật cũng sẽ bị cưỡng chế.
Đây chính là yếu tố tạo nên sự công bằng bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật, người dân biết những việc phải làm, không được làm hoặc làm như thế nào?…
Những quy phạm pháp luật mang tính phổ biến cũng giống với đạo đức, tập quán, tôn giáo…
Tính quy phạm thể hiện ở chỗ là khuôn mẫu chung cho mọi người cùng thực hiện, tuân theo và áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi…
Pháp luật là khuôn mẫu chung cho mọi người cùng thực hiện. Ảnh minh họa
Nguồn gốc của pháp luật thế nào?
Nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Nguyên nhân làm phát sinh nhà nước chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật
Pháp luật cùng với Nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị.
Có thể thấy, pháp luật ra đời do nhu cầu quản lý xã hội đã phát triển tới một mức độ nhất định. Bởi khi xã hội phát triển phức tạp sẽ xuất hiện các giai cấp có sự đối lập nhau về lợi ích, dẫn đến khác nhau cả nhu cầu về chính trị, giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích cho lực lượng thống trị trong xã hội về kinh tế, chính trị.
Khi xung đột giai cấp diễn gay gắt, đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được, cần thiết phải có quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm thiết lập trật tự mới, đó chính là quy phạm pháp luật.
Pháp luật là hệ thống quy định mang tính bắt buộc được Nhà nước ban hành, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị.
Đặc điểm của pháp luật là gì?
Pháp luật có những đặc trưng riêng biệt sau đây:
- Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật
Để ban hành pháp luật, phải trải qua các quy trình, thủ tục với sự tham gia làm việc của nhiều chủ thể như tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ và khả năng áp dụng rộng rãi.
Nhà nước còn có thể thừa nhận các tập quán trong xã hội trong luật thành văn.
- Mang tính quy phạm phổ biến
Pháp luật không áp dụng riêng có tổ chức, cá nhân nào mà được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội.
Các công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật đã được ban hành.
- Được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Vì là quy tắc xử sự trong xã hội nên pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
Biện pháp cưỡng chế khi chống đối pháp luật rất nghiêm khắc, nhẹ thì phạt tiền, nặng thì phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình tùy theo mức độ vi phạm.
- Có tính hệ thống
Pháp luật là một hệ thống các quy phạm quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc, khái niệm pháp lí… Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia và làm cho quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng Nhà nước mong muốn.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau nhưng các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập, đơn lẻ mà có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên chỉnh thể thống nhất.
- Pháp luật được thể hiện bằng văn bản, chặt chẽ về hình thức
Pháp luật được thể hiện bằng hình thức văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, chặt chẽ và cụ thể tại các điểm, khoản, Điều thuộc các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị…
Việc quy định chặt chẽ, cụ thể, không trừu tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện pháp luật cũng như quá trình áp dụng, giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn xã hội.
Mối quan hệ giữa pháp luật và đời sống xã hội
Từ những phân tích trên, có thể thấy pháp luật có vai trò rất quan trọng với cả Nhà nước và người dân và toàn xã hội nói chung. Cụ thể:
- Với Nhà nước: Pháp luật là công cụ hữu hiệu quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội.
Người dân nếu không chấp hành, chấp hành sai các quy định của pháp luật sẽ bị xử lý.
- Với công dân: Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Pháp luật đảm bảo cho công dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định.
- Với toàn xã hội: Pháp luật đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, đồng thời tạo lập, duy trì sự bình đẳng.