Tạm giữ là gì? Quy định về thời hạn tạm giữ?
Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Mục lục
Tạm giữ là gì?
Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người mà bị bắt đối với trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang với mục đích cách li họ trong xã hội ở một thời gian cần thiết để có thể ngăn chặn người đó cản trở điều tra, tiếp tục phạm tội, xác định sự liên quan từ người này với tội phạm.
Quy định về thời hạn tạm giữ?
Ngoài định nghĩa về tạm giữ là gì? thì trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu về thời hạn tạm giữ, theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- TAND TP Thái Bình tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ trẻ 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.”
Tư vấn về quy định tạm giữ theo quy định của Pháp luật
Điều luật đang được bình luận quy định thời hạn tạm giữ trong ba trường hợp: trường hợp bình thường, trường hợp cần thiết, trường hợp đặc biệt. Việc quy định thời hạn như vậy là nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra, đồng thời bảo đảm được các quyền và lợi ích của người bị tạm giữ.
Theo khoản 1 điều luật đang được bình luận, thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Điều đó có nghĩa rằng thời hạn tạm giữ được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận được người bị bắt chứ không tính từ khi ra lệnh tạm giữ.
Khoản 2 Điều luật đang được bình luận quy định việc gia hạn tạm giữ trong trường hợp cần thiết và trong trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Những trường hợp cần thiết là những trường hợp sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp đòi hỏi phải có thêm thời gian để làm rõ hành vi phạm tội, hoặc xác minh thêm về căn cước, nhân thân của người bị bắt. Trong trường hợp đặc biệt, người ta quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Đây là những vụ án rất phức tạp, có nhiều người tham gia mặc dù đã gia hạn tạm giữ ba ngày nhưng vẫn chưa làm rõ được sự việc.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Việc gia hạn tạm giữ được tiến hành chỉ khi được
Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì người ra lệnh tạm giữ không được gia hạn tạm giữ.
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Đây là trường hợp không cần tạm giữ hoặc đã gia hạn thêm ba ngày hoặc sáu ngày nhưng vẫn không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Trong khi tạm giữ, nếu đủ căn cứ khởi tố bị can và tạm giam thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam phải được chuyển đến Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam thì thời gian tạm giữ được trừ vào thời gian tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.