Tay buôn cổ vật ở Châu Phi bị kiện vì mua cổ vật 4 triệu USD với ‘giá bèo’
Tay buôn cổ vật trả 150 euro mua chiếc mặt nạ gỗ châu Phi của cặp vợ chồng 88 tuổi, để bán lại tới 4,2 triệu USD và sau đó bị bên bán kiện vì “kinh doanh gian dối”
Vụ án đã được tòa án thành phố Nimes xét xử vào ngày 31/10, tuy nhiên, việc xét xử đã phải hoãn lại do câu chuyện có vẻ đã vượt qua phạm vi giao dịch dân sự. Chiếc mặt nạ đã được xác định là một cổ vật quý báu của Gabon.
Chính phủ Gabon đã đề nghị tòa án tạm ngừng các thủ tục tố tụng và trả lại chiếc mặt nạ cho quốc gia. Phiên tòa sẽ được mở lại vào đầu tháng 12.
- 12 năm truy tìm sự thật án mạng thi thể bí ẩn trong thùng sắt
- Người đàn ông Texas bị bắn chết sau khi đưa vợ đi uống rượu
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
Theo hồ sơ, nguyên đơn là cặp vợ chồng giấu tên, 88 và 81 tuổi, sống ở Eure-et-Loir, khu vực phía tây nam của Paris, Pháp. Họ đã quyết định bán căn nhà nghỉ mát của họ ở Gard, miền nam nước Pháp nên cần phải dọn dẹp đồ đạc ở gác mái của ngôi nhà này.
Họ đã liên hệ với một người buôn đồ cũ để bán một số vật phẩm, trong đó có một chiếc mặt nạ điêu khắc bằng gỗ mà họ tìm thấy trên gác xép. Chiếc mặt nạ này trước đây thuộc về ông nội của gia chủ, người từng là thống đốc một vùng ở Châu Phi.
Sáu tháng sau, vợ chồng gia chủ đã bất ngờ khi họ đọc một bài báo về cuộc bán đấu giá một chiếc mặt nạ quý hiếm từ thế kỷ 19, do người Fang ở Gabon sáng tạo, diễn ra tại Montpellier. Họ nhận ra ngay đó chính là chiếc mặt nạ mà họ đã bán cho người buôn đồ cũ cách đây 3 tháng.
Chiếc mặt nạ này đã được báo chí miêu tả như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang phong cách vô cùng đặc biệt. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng nhiều tác phẩm của danh họa Pablo Picasso và Amedeo Modigliani. Bảo vật này được thu thập bởi thống đốc thuộc địa Pháp, René-Victor Edward Maurice Fournier (1873-1931), vào khoảng năm 1917 trong một hoàn cảnh không xác định, có lẽ là trong một chuyến công du ở Gabon.
Sự kiện bán đấu giá đã khiến các chuyên gia nghệ thuật phấn khích khi một quan chức của nhà đấu giá nói với phóng viên Đài truyền hình Pháp: “Loại mặt nạ này thậm chí còn hiếm hơn một bức tranh của Leonardo da Vinci”.
Mặt nạ Ngil là một tác phẩm nghệ thuật từ thời kỳ nguyên thủy thuộc văn hóa bộ tộc Fang của quốc gia Gabon, châu Phi. Nó được sử dụng trong các nghi lễ như đám cưới, đám tang và các sự kiện tôn giáo khác. Mặt nạ Ngil đã trở thành biểu tượng của người Fang. Chiếc mặt nạ này được tạo ra từ gỗ và thường kết hợp với cao lanh.
Tại cuộc đấu giá diễn ra vào tháng 3/2022, chiếc mặt nạ đã được bán với mức giá khởi điểm là 300.000 euro. Sau đó, nó đã được một người giấu tên mua với giá 4,2 triệu euro qua điện thoại.
Các thành viên của cộng đồng Gabon ở miền nam nước Pháp đã tham gia vào cuộc đấu giá để phản đối. Họ cho rằng chiếc mặt nạ lẽ ra không bao giờ được đem ra bán và phải được trả lại cho Gabon.
Trong phiên tòa diễn ra vào thứ ba vừa qua, luật sư của cặp vợ chồng nguyên đơn đã đưa ra lập luận rằng thân chủ của ông đáng lẽ phải nhận được lợi nhuận từ cuộc đấu giá sau khi giao chiếc mặt nạ cho tay buôn “trí trá”, đã trả họ 150 euro cho món hàng trị giá tới hơn 4 triệu euro.
“Buôn bán phải thiện chí và trung thực. Thân chủ của tôi không bao giờ bán chiếc mặt nạ này với mức giá đó nếu họ biết rằng đó là một tác phẩm nghệ thuật cực kỳ hiếm và có giá trị lớn”, luật sư nguyên đơn nói.
Tại cộng đồng người Gabon tại Pháp cũng đã lên tiếng phản đối quan điểm. Người đại diện của cộng đồng này đánh giá rằng chiếc mặt nạ đã bị đánh cắp trong thời kỳ thuộc địa, do đó cuộc mua bán này cần bị hủy bỏ và bảo vật này được trả lại nơi mà nó thực sự thuộc về.
Gabon, quốc gia nằm ở Trung Phi, từng là thuộc địa của Pháp từ năm 1885 đến năm 1960. Trong thời kỳ thuộc địa này, nhiều di sản văn hóa quý báu của Gabon đã bị mang đi và được các nhà sưu tập tư nhân trên khắp châu Âu mua lại.
Năm 2020, quốc hội Pháp bỏ phiếu thống nhất trả lại nhiều hiện vật quý giá đã bị cướp phá trong thời kỳ thuộc địa cho Senegal và Benin. Pháp ước tính rằng hiện có khoảng 90.000 tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác châu Phi nằm ở Pháp, đa số được thu thập từ châu Phi cận Sahara.