Tìm hiểu về Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành
Xử phạt vi phạm hành chính là hình thức xử lý, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội hiện tại. Luật Xử lý vi phạm hành chính ra đời là văn bản pháp lý quan trọng quy định về xử phạt vi phạm và các biện pháp xử lý hành chính để đảm bảo trật tự, an ninh xã hội. Để hiểu tổng quan hơn về văn bản pháp lý này, bạn có thể tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Một số định nghĩa được sử dụng trong Luật Xử lý vi phạm hành chính
Để nắm rõ được quy định về xử lý vi phạm hành chính, bạn cần hiểu chính xác về các thuật ngữ thường được sử dụng trong Luật này. Theo đó, Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có giải thích về các thuật ngữ này như sau:
- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
- Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Nguyên tắc áp dụng xử lý vi phạm hành chính
Khi áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý vi phạm hành chính nào, cũng đều cần tuân thủ theo nguyên tắc chung mà pháp luật hướng dẫn tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
- Phạt đến 50 triệu đồng đới với hành vi bán quần áo in hình tiền Việt Nam
- Một số vấn đề còn tồn đọng trong xử lý tài sản thế chấp là tang vật vi phạm
- Phân biệt pháo hoa pháo nổ tránh vi phạm quy định pháp luật
- Chống người thi hành công vụ khi bị CSGT phát hiện chở hàng hóa vượt quá tải trọng 53%
- Khẩn trương xử lý xe hết đát lưu trong trên đường
“a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Thời hiệu để áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu là thuật ngữ pháp lý được hiểu là “thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính bất kỳ, pháp luật đều có quy định về thời hiệu để áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đó. Cụ thể, thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Thời hiệu chính xác theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 là là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
“Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng như các vụ việc xử lý cụ thể, hãy tham khảo tại các bài viết khác của chúng tôi trên trang https://luatsuquocte.com.