Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở rất cần thiết
Sáng 23-3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Ða số đại biểu cho rằng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở rất cần thiết nhằm xây dựng cơ sở pháp lý và cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đã được Hiến pháp năm 2013 quy định.
Mục lục
Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền cơ sở
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết mục đích xây dựng dự án Luật nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Giám đốc Trung Quốc lĩnh án chung thân vì sát hại nữ kế toán trong mâu thuẫn công việc
- Hiệu trưởng trường nội trú “để học sinh ăn cơm trộn mì tôm” bị bắt tạm giam
- Đề xuất của Bộ Công an: Tịch thu xe máy với hành vi lái xe nguy hiểm
- Yêu khi chỉ mới 14 tuổi, thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu sát hại
- Hai Cực Công An “Biến Chất” Hợp Tác Cùng Bà Trùm Buôn Ma Tuý
Ngoài ra, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; đồng thời cụ thể hóa đầy đủ các chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tại Đề án Định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Đảng đoàn Quốc hội xây dựng trình Bộ Chính trị và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 5/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW đã giao Chính phủ “xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (và thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung).”
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thống nhất đề nghị tên của dự án Luật là “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, với mục đích, yêu cầu và thực tiễn thì phạm vi điều chỉnh của dự án luật cần đầy đủ và toàn diện về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Dân chủ ở cơ sở bao gồm 3 khối. Khối xã, phường, thị trấn có các “tế bào” là cộng đồng dân cư ở tổ dân phố, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc… Khối các cơ quan, đơn vị, tổ chức bao gồm cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Khối các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… Cùng với đó, nước ta có một số huyện đặc thù không có tổ chức chính quyền cấp xã như Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo nên tính chất mối quan hệ dân chủ ở cơ sở tại những địa phương này cũng có đặc thù riêng.
Tiếp tục cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân
Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật; cho rằng việc này sẽ kịp thời thể chế hóa chủ trương phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được đặc biệt nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, trên cơ sở đó góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các đại biểu cũng tán thành với việc đổi tên gọi của dự án Luật là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.