Thủ tục hòa giải trong luật tố tụng dân sự hiện hành
Dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên, Bộ Luật Tố tụng Dân sự hiện hành có quy định rõ về thủ tục hòa giải trong trình tự tố tụng, xử lý các vụ việc dân sự. Hòa giải cũng là trình tự bắt buộc thuộc trách nhiệm của Tòa án, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên đang xảy ra tranh chấp về các vấn đề dân sự, từ đó có thể nhanh chóng giải quyết vụ việc dân sự theo cách thức phù hợp nhất.
Mục lục
Nguyên tắc tiến hành hòa giải trong luật tố tụng dân sự
Thủ tục hòa giải phải được Tòa án tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm để các đương sự tham gia có thể thỏa thuận, trao đổi với nhau về việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, có hai trường hợp không hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
“Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải
- Luật Tố tụng dân sự – Chứng cứ trong vụ việc dân sự
- Luật Tố tụng dân sự – các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- TAND TP Thái Bình tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ trẻ 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe
1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.”
“Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”
Buổi hòa giải phải đảm bảo được thực hiện dựa trên hai nguyên tắc chính:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thành phần tham gia buổi hòa giải
Đối với thủ tục hòa giải, theo quy định tại khoản 1 Điều 209 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thành phần tham gia bao gồm:
“a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).”
Thủ tục tiến hành hòa giải thực hiện như thế nào?
Trình tự trong buổi hòa giải được hướng dẫn cụ thể tại khoản 4 Điều 210 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm các bước sau:
“a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.”
Để hiểu rõ hơn về quá trình và ý nghĩa của hoạt động hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, bạn có thể tham khảo tại những bài viết phân tích cụ thể ngay tại trang https://luatsuquocte.com của chúng tôi.