Làm rõ khái niệm kháng cáo và kháng nghị từ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
Kính chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Sau khi xét xử sơ thẩm, thẩm phán thông tin người tham gia tố tụng có quyền Kháng cáo và Kháng nghị nhằm biểu thị sự bất đồng đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án . Bản thân tôi không rõ kháng cáo và kháng nghị có gì khác nhau? Phân biệt kháng cáo và kháng nghị như thế nào? Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
- Luật sư nổi tiếng ở TP.HCM
- Phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can từ góc nhìn của Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
- Ly hôn ai được nuôi con – Trả lời từ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
- Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
- 21 bị cáo trong vụ ‘Chuyến bay giải cứu’ sắp tham dự phiên xử phúc thẩm
Mục lục
Khái niệm kháng cáo, kháng nghị
Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Nhìn chung kháng cáo kháng nghị là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện Kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Phân biệt kháng cáo và kháng nghị từ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
Tiêu chí | Kháng cáo | Kháng nghị |
Cơ sơ pháp lý | Điều 331, 333, 335, 339 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 | Điều 336, 337, 339, Chương XXV, Chương XXVI Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 |
Hình thức | Kháng cáo lên toà phúc thẩm | 03 hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. |
Phạm vi | -Bản án hoặc quyết định sơ thẩm – Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. – Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. – Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. – Về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội. | – Những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. – Trường hợp kháng nghị Giám đốc thẩm: +Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; + Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; + Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. – Trường hợp Tái thẩm: + Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật; + Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án; + Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; + Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án. |
Chủ thể thực hiện | – Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. – Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa. – Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. – Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội. | – Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp. – Đối với Giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao – Đối với Tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao |
Thời hạn | -Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. – Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. – Trường hợp quá hạn thì phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét | – Kháng nghị bán án sơ thẩm: thời hạn kể từ ngày tuyên án đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. – Kháng nghị quyết định sơ thẩm: kể từ ngày toà án ra quyết định đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 07 ngày và 15 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp. – Đối với Giám đốc thẩm: + Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. + Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. + Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Đối với Tái thẩm: + Theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện. + Theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. + Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. |
Trên đây là nội dung nhằm làm rõ khái niệm kháng cáo và kháng nghị từ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng. Hy vọng với những nội dung mà Luật sư cung cấp như trên sẽ giúp quý khách hàng có một cái nhìn tổng thể hơn và không nhầm lẫn giữa kháng nghị và kháng cáo.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư bào chữa hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ khi không may vướng vào các vụ án. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30