Luật An toàn giao thông – quy định về vận tải đường bộ
Hoạt động vận tải đường bộ là một trong những hoạt động phổ biến nhất trong đời sống xã hội hiện tại. Luật An toàn giao thông là từ ngữ thường được sử dụng để chỉ Luật Giao thông đường bộ những văn bản pháp lý liên quan có những quy định về điều chỉnh và hướng dẫn đối với hoạt động này để đảm bảo quản lý chặt chẽ an toàn của mọi chủ thể tham gia giao thông.
Mục lục
Vận tải đường bộ là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008: “Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.”
Đường bộ bao gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới và phương tiện giao thông thô sơ. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
- Đề xuất của Bộ Công an: Tịch thu xe máy với hành vi lái xe nguy hiểm
- Nhóm Chủ Nợ Hành Hạ, Giết Hại Con Bạc Rồi Ném Xác Xuống Sông
- Nhận 25 Tỷ Đồng Hối Lộ Cựu Chủ Tịch NXB Giáo Dục Bị Tuyên Án 12 Năm Tù
- Hơn 20 Người Sản Xuất Thuốc Giả Tại Tp Hcm Bị Cảnh Sát Bắt Giữ
- Đại Gia Miền Tây Mua Xe Sang, Bất Động Sản Để Rửa Tiền
Hoạt động vận tải đường bộ trong Luật An toàn giao thông
Hoạt động vận tải đường bộ được hướng dẫn tại Điều 64 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, cụ thể:
“1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.”
Để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia hoạt động vận tải đường bộ, pháp luật quy định về thời gian làm việc của người điều khiển phương tiện ô tô không quá 04 tiếng lái xe liên tục và tối đa không được làm việc quá 10 tiếng một ngày.
Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Hai hoạt động thường xuyên nhất trong các hoạt động vận tải đường bộ chính là vận tải hàng hóa và vận tải hành khách bằng xe ô tô. Luật An toàn giao thông hay chính xác hơn là Luật Giao thông đường bộ 2008 có những quy định hướng dẫn chi tiết về hai hoạt động này.
Hoạt động vận tải hành khách theo luật an toàn giao thông
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008, hoạt động vận tải hành khách cần được đảm bảo các quy định:
“a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe”
Hoạt động vận tải hàng hóa theo luật an toàn giao thông
Khi vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, cần lưu ý đảm bảo: Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn; ngoài ra nhưng hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi. Xe ô tô dùng để vận chuyển hàng hóa không được chở quá khối lượng, trọng tải thiết kế của xe. Không chở người trong thùng xe trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Hoạt động vận tải đường bộ để đảm bảo chính xác nhất các quy định của luật an toàn giao thông cần có những thủ tục đăng ký hoạt động cụ thể với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để hiểu rõ hơn về các thủ tục này, bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan khác của chúng tôi được chia sẻ công khai trên trang https://luatsuquocte.com.