Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi với lãi suất cao nhất 800% một năm
Vay tiền hiện nay là một giao dịch phổ biến, tuy nhiên nhiều người đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như sự cần thiết của bên vay mà đưa ra mức lãi suất trên trơi. Lợi dụng sự phát triển lớn mạnh của các nền tảng mạng xã hội, một số đối tượng cầm đầu là Nguyễn Bỉnh Tuân, (27 tuổi ngụ Hà Nội) đã lập tài khoản Facebook Homebank, cho vay lãi suất cao nhất 800% một năm.
Mục lục
Hơn 50 người dính bẫy vay tiền lãi suất khủng
Sau một thời gian điều tra tới ngày 22/3 vừa qua cơ quan điều quận Tân Phú tra đã bắt tạm giam Tuân cùng Nguyễn Bá Điệp (23 tuổi, cùng ngụ Hà Nội) về hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại chung cư Richstar trên đường Hòa Bình, phường Phú Thạnh tại đây cơ quan chức năng thu giữ nhiều tang vật của việc cho vay.
Cơ quan điều tra xác định, Tuân vào Sài Gòn giữa năm ngoái, tập hợp đàn em cho vay kiểu tín dụng đen. Nhóm này quảng cáo trên tài khoản Homebank (ngân hàng tại nhà) về việc cho vay “ưu việt hơn các công ty tài chính”… Người vay không cần chứng minh thu nhập hay thế chấp tài sản vẫn được giải ngân hàng chục triệu đồng.
- Cựu cán bộ công an phủ nhận ‘chạy’ án cho ”cát tặc”
- Nhân thân bí ẩn của khách mua dâm trong vụ án môi giới mại dâm 10 năm trước
- Đường dây cho vay tiền qua app bị công an Hà Nội triệt phá
- Cựu giám đốc Agribank bị TAND TP Cần Thơ khởi tố
- Đại gia Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy kết thúc 13 năm tranh chấp tài sản sau ly hôn
Việc này làm giảm thiểu rủi ro mất tài sản khi thế chấp”, quảng cáo của nhóm này nêu. Khách hàng chỉ cần cung cấp nơi ở, giấy tờ cá nhân, đàn em của Tuân sẽ trực tiếp đến làm hồ sơ.
Tin tưởng, hơn 50 người đã liên hệ vay tiền của nhóm Tuân, chấp nhận những khoản lãi nặng trả theo ngày.
Xử phạt hành vi cho vay nặng lãi
Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về mức trần lãi suất, mức tối đa lãi suất mà các bên được quyền thỏa thuận là 20%/năm. Theo đó các bên được phép thỏa thuận mức lãi suất nhưng không được vượt quá mức 20%/năm, nếu các bên thỏa thuận mức lãi suất lớn hơn 20%/năm thì phần thỏa thuận vượt quá sẽ không có hiệu lực.
Trong giao dịch dân sự tội cho vay lãi nặng lãi chịu mức xử phạt theo quy định như sau:
- Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm khi thỏa mãn hai dấu hiệu:
- Một, khi lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, tức là lãi suất từ 100%/năm trở lên thì việc cho vay đã có dấu hiệu hình sự.
- Hai, ngoài điều kiện về lãi suất, hành vi phạm tội trên còn phải có đủ một trong các điều kiện sau: Một là, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; hai là, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng trong thời hạn là mười hai tháng; ba là, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Phần thu lợi bất chính được hiểu là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự (Cụ thể được giải thích tại Công văn số 212/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao).
Tín dụng đen là tên gọi chung của các hình thức cho vay nặng lãi. Đây là hành vi bị pháp luật cấm và có thể bị xử lý hình sự. Người dân cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn của nhóm tội phạm cho vay nặng lãi ngày càng tinh vi.