Luật phá sản và những điều cần biết về phá sản
Trong chu kỳ tồn tại của một doanh nghiệp bất kỳ, đều xoay quanh các giai đoạn: Khởi nghiệp – phát triển – bão hòa – suy thoái doanh nghiệp. Phá sản là một trong những trường hợp diễn ra tại giai đoạn suy thoái doanh nghiệp, được pháp luật quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Phá sản hiện hành. Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cơ bản đối với vấn đề phá sản doanh nghiệp ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản
Theo hướng dẫn của Luật Phá sản 2014, tình trạng phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (mất khả năng thanh toán) và bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, một doanh nghiệp được xem là phá sản hợp pháp phải tổng hợp đủ hai yếu tố:
- Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá
- Bắt Giữ 2 Đối Tượng Người Trung Quốc Do Cướp Tài Sản Tại Thành Phố Móng Cái
- TAND TP Thái Bình tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ trẻ 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe
- Thanh Niên 18 Tuổi Lừa Trao Đổi Vợt Pickleball Trên Mạng Rồi Bán Lấy Tiền Tiêu Xài
- Bắt Giám Đốc GFDI Lừa Đảo 3.700 Tỷ Đồng
- Mất khả năng thanh toán: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ hoặc có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ
- Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Luật phá sản hướng dẫn mở thủ tục phá sản như thế nào?
Để tiến hành phá sản doanh nghiệp, bạn cần thực hiện đúng trình tự yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Luật Phá sản 2014.
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chỉ các chủ thể có quyền, nghĩa vụ mới được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Pháp luật quy định cụ thể các cá nhân, tổ chức được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Điều 5 Luật Phá sản 2014
Bước 2: Tòa án tiếp nhận xem xét đơn yêu cầu
Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân có thể quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn. Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thẩm phán tiếp nhận sẽ thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí, tạm ứng chi phí phá sản
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cần phải nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận thông báo nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản từ tòa án.
Bước 4: Thụ lý đơn và mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại Điều 39 Luật Phá sản 2014: “Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.”
Thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản
Khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã ban hành quyết định phá sản doanh nghiệp, số tài sản của doanh nghiệp phải được thực hiện chia theo thứ tự tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014:
“a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”
Thực hiện thủ tục phá sản theo đúng quy định pháp luật phá sản giúp chủ doanh nghiệp có thể khép lại hoàn toàn hoạt động kinh doanh hiện tại, để tập trung tiếp tục bắt đầu với các doanh nghiệp mới trong tương lai. Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại các bài viết trên trang https://luatsuquocte.com.