Lừa đảo 160 tỷ đồng Tổng giám đốc khu du lịch cùng các thuộc cấp bị bắt
Báo Phụ Nữ TP HCM từng phản ánh Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần quốc tế Ước Mơ Việt huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo tại dự án khu du lịch ở huyện Châu Thành Võ Thanh Long. Vụ việc được các cơ quan chức năng điều tra, kết quả Tổng giám đốc Khu du lịch Phú Hữu bị cáo buộc chủ mưu huy động vốn đa cấp, chiếm đoạt hơn 160 tỷ đồng của 817 người.
Mục lục
Tạo vỏ bọc là Khu du lịch sinh thái Phú Hữu thành “siêu dự án”, thổi phồng quy mô nhằm lừa đảo
Theo điều tra, từ tháng 9/2017 đến 10/2019 Tổng giám đốc 3 đơn vị: Khu du lịch sinh thái Phú Hữu, Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần quốc tế Ước Mơ Việt ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ông Võ Thanh Long là đã chủ mưu tạo vỏ bọc là Khu du lịch sinh thái Phú Hữu thành “siêu dự án”, thổi phồng quy mô (theo chủ trương đầu tư được chấp thuận) từ 3,2 ha lên hơn 10 ha, giá trị từ 27 tỷ lên 700 tỷ đồng. Từ đó, ông này chỉ đạo thuộc cấp tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu và huy động vốn thep phương thức đa cấp.
Ngoài ra, các bị can còn mua cổ phần Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng, bán cổ phần thanh lý hợp đồng của Công ty cổ phần quốc tế Ước Mơ Việt, bán vé điện tử vào cổng tham quan khu du lịch…
- Nhóm đối tượng dùng chiêu thức ”mua hàng tích điểm nhận thưởng” để lừa đảo tiền tỉ
- Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng từ trái phiếu
- Công an Quảng Bình triệt phá thành công đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Lừa 68 tỷ của 4 người phụ nữ, nguyên trụ trì chùa Vĩnh Long xin án tử hình
- Con gái ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Với thủ đoạn này, Long cùng các thuộc cấp đã chiếm đoạt hơn 160 tỷ đồng của của 817 người ở 39 tỉnh, thành trong cả nước. Tiền chiếm được dùng để chi cho hoạt động của Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng, thanh toán nợ cho Công ty cổ phần quốc tế Ước Mơ Việt, hoa hồng, tiêu xài cá nhân…
Để che mắt dư luận trước sự phanh phui của cơ quan báo chí Long nhờ Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, phóng viên tạp chí Hướng Nghiệp và Hòa Nhập) lo gỡ loạt bài đăng trên báo Phụ Nữ TP HCM phản ánh Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần quốc tế Ước Mơ Việt huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo tại dự án khu du lịch ở huyện Châu Thành. Uyển báo giá 700 triệu đồng nhưng sau đó bị Long nghi ngờ, báo cảnh sát bắt giữ khi đang nhận trước 280 triệu đồng tại quán cà phê ở Cần Thơ, ngày 6/8/2017. Tháng 4/2019, Uyển bị TAND TP Cần Thơ tuyên phạt 4 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giữa tháng 11/2019, Long bị Công an Hậu Giang bắt tạm giam.
Ngày 28/3 Công an tỉnh Hậu Giang đã có kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Long cùng 9 thuộc cấp về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điểm a, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm tội có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thế như sau:
– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.